8/15/2020 1:57:48 PM
Thuốc là chiến lược bắt buộc trong điều trị bệnh tiểu đường. Vậy tiểu đường uống thuốc gì, kết hợp thế nào để có kết quả tốt, những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến, đã được biết đến từ rất lâu và ngày nay, nền y học cũng cho ra đời nhiều phương pháp điều trị nhằm giúp cải thiện tuổi thọ cho người bệnh tiểu đường một cách tốt nhất. Vậy nhưng những thập kỉ trước, ngành y tế vẫn còn loay hoay vì các dòng thuốc tây y tốt nhất vẫn chưa thể giảm tỷ lệ biến chứng. Lúc này vấn đề bệnh tiểu đường nên uống thuốc gì trở thành bài toán nan giải.
Cho đến những năm gần đây, các nhà khoa học mới vỡ lẽ ra rằng việc kết hợp Đông và Tây y giúp tăng cơ hội sống cho người bện tiểu đườngh, giúp ổn định bệnh tình, phục hồi sức khỏe. Tây y mang tính tấn công, giảm nhanh triệu chứng tức thì, liều thuốc chắc chắn phải tăng dần, đồng nghĩa với tác dụng phụ tăng dần, nguy cơ tụt đường huyết tăng dần và biến chứng là điều không thể tránh khỏi còn Đông y bảo vệ và phục hồi sức khỏe một cách từ từ, bền vững, lâu dài.
Bị bệnh tiểu đường uống thuốc gì
Tùy vào từng người bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kết hợp các loại thuốc khác nhau trong điều trị bệnh tiểu đường. Cụ thể người bệnh tiểu đường uống thuốc thuộc các nhóm :
Tác dụng chính của Sulfonylurea là kích thích bài tiết Insulin, không có tác dụng trên tổng hợp Insulin. Khả năng kích thích giải phóng Insulin của tế bào Beta ở nhóm Sulfonylurea phụ thuộc vào khả năng gắn với các thụ thể đặc hiệu. Như vậy, Sulfonylurea chỉ có tác dụng khi tế bào beta không bị tổn thương.
Theo một số chuyên gia, vì kích thích tuyến tụy sản sinh liên tục insulin do đó sẽ làm cho tuyến tụy nhanh chóng bị kiệt quệ, sau thời gian sẽ không còn khả năng sản sinh insulin, và khi đó, thất bại với phương pháp điều trị này có thể xảy ra.
Ngoài ra, bạn phải đặc biệt lưu ý đến tác dụng phụ của nhóm Sulfonylurea, có thể gây suy giảm chức năng gan thận, tăng nguy cơ hạ đường huyết, do đó nhóm thuốc này thường chống chỉ định cho những người bệnh suy gan suy thận. Do đó, khi người bệnh tiểu đường uống thuốc thuộc nhóm Sulfonylurea phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Metformin tác động chủ yếu là ức chế sản xuất Glucose từ gan nhưng cũng làm tăng tính nhạy của Insulin ở mô đích ngoại vi. Tác động hạ Glucose trong khoảng 2-4 mmol/l và có thể giảm HbA1c đến 2%. Vì nó không kích thích tuỵ tiết Insulin nên không gây hạ Glucose máu khi sử dụng đơn độc. Metformin còn là thuốc được khuyến cáo lựa chọn dùng điều trị cho người bệnh tiểu đường thừa cân, béo phì để duy trì hoặc làm giảm cân nặng. Mặc khác, người bệnh tiểu đường uống thuốc còn có tác động có lợi đến giảm Lipid máu.
Các bất lợi thường gặp nhất khi dùng Metformin là về tiêu hóa. Những tác dụng này thường liên quan đến liều và xảy ra vào lúc bắt đầu điều trị nhưng thường là nhất thời. Người bệnh hay gặp triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng.
Thuốc không được sử dụng cho người suy tim nặng, bệnh gan (kể cả nghiện rượu), bệnh thận (Creatinin máu >160µmol/l), người có tiền sử nhiễm toan Lactic, do làm tăng nguy cơ nhiễm Acid lactic. Metformin cũng chống chỉ định ở những trường hợp thiếu oxy mô cấp như người đang bị nhồi máu cơ tim, choáng nhiễm trùng….
Thiazolidinedione (glitazone) tăng nhạy cảm của tế bào với insulin nên tăng vận chuyển glucose từ máu vào tế bào. Hơn nữa, thiazolidinedione còn làm giảm sản xuất glucose ở gan nhờ vậy mà lượng đường huyết giảm.
Các thuốc trong nhóm hiện có: Pioglitazon, có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc uống khác hoặc Insulin. Hiện nay, tại một số nước trên thế giới không khuyến cáo sử dụng nhóm Thiazolidinedione do tăng nguy cơ biến cố tim mạch, hoặc ung thư, nhất là ung thư bàng quang. Tác dụng phụ bao gồm tăng cân, giữ nước và rối loạn chức năng gan. Khi dùng thuốc xét nghiệm chức năng gan nên được làm thường quy 2 tháng 1 lần.
Enzyme Alpha-glucosidase có tác dụng phá vỡ đường đôi (disaccharide) thành đường đơn (monosaccharide). Thuốc ức chế Alpha-glucosidase, vì thế có tác dụng làm chậm hấp thu monosaccharide, do vậy hạ thấp lượng glucose máu sau bữa ăn. Những thuốc nhóm này gồm: Acarbose: Glucobay 50 mg, 100 mg.
Lưu ý: Bởi vì các thuốc này làm việc trực tiếp trong ruột, những người có viêm đường ruột, bệnh đường ruột khác không nên dùng chúng.
Nhóm này không chỉ có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu mà còn giúp cải thiện chỉ số HbA1c và không gây hạ đường huyết. Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng ngăn ngừa sự phân hủy của hormon GLP – 1. Đây là hormon được tiết nhiều sau bữa ăn và có tác dụng làm giảm đường huyết, giảm sản xuất glucose ở gan, nhưng lại bị phân hủy rất nhanh bởi enzyme DPP – 4. àm kéo dài thời gian hoạt động của GLP – 1 nên giúp giảm glucose huyết.
Tác dụng phụ thường gặp: thỉnh thoảng có thể gây khó chịu dạ dày và tiêu chảy, đau đầu, đau họng. Lưu ý: nếu có vấn đề về thận, cần được giảm liều.
Kết hợp đông y trong điều trị tiểu đường
Ngày nay, các nhà khoa học nhận thấy tiềm năng của việc bổ sung thảo dược đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường, giảm cholesterol, huyết áp và kiểm soát lượng đường trong máu.
Tỏi & hành
Đây là hai loại gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Bạn không thể ngờ, hai vị này có tác dụng hạ đường huyết và cải thiện tình trạng kháng insulin trong cơ thể, giúp tăng độ nhạy của insulin.
Bằng việc mỗi ngày dùng 1 tép tỏi vào buổi sáng, sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol xấu trong máu và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như huyết áp, mỡ máu, tim mạch,…
Cây húng quế
Cây húng quế là loại rau thơm thường dùng ăn sống, và là vị thuốc giúp hỗ trợ hạ đường huyết rất tốt. Mỗi ngày bạn lấy khoảng một nắm rau húng quế, vò nát, đem luộc chín rồi để qua đêm. Dùng ăn vào sáng hôm sau trước khi ăn sáng. Bạn nên ăn lượng rau húng quế vừa phải, vì sử dụng nhiều gây hạ đường huyết đột ngột, sẽ rất nguy hiểm.
Dây thìa canh
Trong dây thìa canh có hoạt chất Axit Gymnemic giúp chuyển hóa đường ở tuyến tụy, kích thích sản xuất insulin tự nhiên và giúp làm giảm hấp thu đường ở ruột. Bên cạnh đó, dây thìa canh còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và ổn định đường huyết rất tốt. Đây là cây thuốc nam trị bệnh tiểu đường có thể dành cho cả người.
Nấm linh chi
Nấm có chất Polysacchanride làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản nhiều năng insulin (là nguyên nhân chính gây ra bệnh đái đường) làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.
Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, góp phần làm giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, bạn cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp.Việc ứng dụng các loại cây thuốc nam kết hợp trong thực phẩm chức năng được xem là giải pháp an toàn, hữu hiệu cho người bệnh và đang là xu hướng trong điều trị bệnh lý mãn tính mang tên tiểu đường.
Trong đó có TPBVSK Diagold với thành phần bao gồm nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn, sinh địa...… được gia giảm hàm lượng chính xác đem đến tác dụng hiệp đồng, có hiệu quả cộng hưởng và kìm hãm phản ứng phụ, giúp tăng cường lưu thông máu, loại bỏ độc tố và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho tuyến tụy, giúp tuyến tụy tăng cường chức năng. Nhờ vậy, người bệnh sẽ được hỗ trợ giảm đường huyết, phòng ngừa được các nguy cơ biến chứng có thể xảy đến bất cứ lúc nào đồng thời giúp bảo vệ các cơ quan dễ bị hư hại do tiểu đường gây ra.
Bệnh tiểu đường là bệnh nguy hiểm, chưa chữa được khỏi dứt điểm nhưng bạn hoàn toàn có thể ổn định sức khỏe và tránh được nhiều rủi ro. Ngoài bệnh tiểu đường uống thuốc gì thì việc ăn gì, không nên ăn gì, tập thể dục như thế nào cũng cần được lưu ý. Có như vậy bạn mới có thể luôn sống khỏe với căn bệnh này.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh thuộc nhóm mãn tính và phổ biến ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo đó, tỷ lệ người mắc bệnh ngày một gia tăng ở người lớn, thậm chí người trẻ tuổi. Do vậy vấn đề về điều trị căn bệnh này đang rất được quan tâm và câu hỏi lớn được đặt ra là: Bệnh tiểu đường có trị được không? và điều trị bằng cách nào?
Với sự phát triển của công nghệ cấy tế bào gốc, do đó phương pháp điều trị tế bào gốc đa được ứng dụng trong các bệnh khác nhau. Trong đó, điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc là phương pháp có khả năng tác động và bảo vệ các tế bào còn khỏe mạnh bên trong cơ thể không bị ảnh hưởng. Đồng thời, làm giảm thiểu được các biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra.
Theo các chuyên gia cho thấy phụ nữ mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch. Thậm chí còn có các biến chứng lên mắt, thận và hệ thần kinh (gây ra bệnh trầm cảm).
Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là giai đoạn toàn phát biến chứng. Khi mà các cơ quan nội tạng trong cơ thể đã bị ảnh hưởng lớn từ việc lượng đường trong máu tăng cao.
Lá sung trị tiểu đường được không ? có hiệu quả không ? mời bạn cùng tìm hiểu nhé !
Yếu sinh lý bệnh tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tình trạng này ảnh hưởng không chỉ ở sức khỏe sinh lý của nam giới mà bao gồm cả nữ giới. Vậy nguyên nhân vì sao bệnh tiểu đường gây nên yếu sinh lý và cách khắc phục như thế nào?
Việc nhận biết những dấu hiệu của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu sẽ giúp người bệnh giảm được những nguy cơ tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng của bệnh và tăng cơ hội đẩy lùi bệnh. Đồng thời, giúp bạn có kế hoạch chữa trị hiệu quả khi mắc phải bệnh tiểu đường. Vậy làm sao có thể nhận biết sớm về bệnh và cách điều trị như thế nào?
Bệnh tiểu đường làm mờ mắt nếu để lâu dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mắt, nghiêm trọng là bệnh võng mạc.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 5 triệu người bị tiểu đường. Trong số đó, khoảng 4 – 10% bệnh nhân sẽ gặp phải biến chứng loét bàn chân. Chăm sóc loét bàn chân bệnh tiểu đường không phải là quá khó. Tuy nhiên, nếu không biết làm đúng cách, loét có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, buộc người bệnh phải cắt cụt chi.
Thuốc điều trị tiểu đường type 2 là loại thuốc không thể thiếu với sức khỏe người tiểu đường. Tùy vào tình trạng sức khỏe bệnh lý kèm theo sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Vậy các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2 nào đang được sử dụng phổ biến, hãy cùng tìm hiểu nhé !