3/20/2019 1:18:37 PM
Tiểu đường tuýp 2 là tình trạng cơ thể nhân không tạo đủ insulin, hoặc có insulin nhưng không được cơ thể sử dụng, tiểu đường tuý 2 nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là tình trạng cơ thể yêu cầu phải có một lượng insulin ngoại lai đưa vào để duy trì sự chuyền hoá bình thường.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh tiểu đường do thiếu hụt insulin, cơ thể người bệnh vẫn sản xuất ra được insulin, nhưng ngày càng ít hơn và số insulin được tuỵ tiết ra không còn hoạt động đúng mức nữa, gọi là tình trạng đề kháng insulin.
Những người bị tiểu đường loại này phần lớn là những người mập phì, năng thừa cân, hay người lớn tuổi chiếm 90%.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm khoảng 90% tổng số ca bệnh, dạng bệnh này có nguyên nhân như di truyền, tuổi tác và cân nặng nhưng chủ yếu là do các gốc tự do có trong cơ thể phá huỷ và làm biến dạng màng tế bào vì vậy insulin không vận chuyển được phân tử đường vào bên trong ( do đó còn gọi tiểu đường tuýp 2 là không phụ thuộc insulin ).
Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2
Gen di truyền cũng là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Mối quan hệ càng gần thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do di truyền càng cao. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên nếu như trong gia đình có bố mẹ hoặc anh trai, em gái mắc bệnh này.
Yếu tố tuổi tác cao, 40 tuổi trở lên cũng là một yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2, tuy nhiên trong những năm gần đây thì bệnh tiểu đường tuýp 2 đang có dấu hiệu trẻ hoá.
Chế độ ăn uống không khoa học, không hợp lý, lạm dụng quá nhiều thức ăn nhanh, dư thừa chất béo, tinh bột khiến tuyến tuỵ phải làm việc nặng nề, dẫn đến suy giảm khả năng sản xuất insulin, hoặc sản xuất ra insulin không có chất lượng, hoặc không đủ insulin để vận chuyển đường vào các tế bào mô cơ tạo thành năng lượng hoạt động cho cơ thể.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 đó là thói quen lười vận động. Xã hội ngày càng phát triển khiến con người có thói quen luôn ỷ lại vào máy móc, xe cộ, dẫn đến hình thành thói quen ít vận động. Mặt khác khi cơ thể nạp quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng dư thừa khiến tuyến tuỵ phải sản xuất insulin nhiều hơn để vận chuyển đường vào tế bào, chuyển hoá thành năng lượng. Dần dần sẽ làm cho tuyến tuỵ bị suy yếu, mất khả năng sản xuất insulin.
Béo phì là yếu tố chính tham gia vào sự mất nhạy cảm với insulin, với gần gần 90% số người bị đái tháo đường tuýp 2 béo phì.
Trong cơ thể người, béo phì tồn tại một trạng thái bệnh lí đặc thù gọi là chất đề kháng insulin. Ban đầu thì chức năng sản xuất insulin của người béo phì còn bình thường nhưng dần dần do sự đề kháng insulin tăng lên làm hiệu quả hoạt động của chất này bị giảm sút. Để khắc phụ hiện tượng này, tuyến tuỵ phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tuỵ giảm dần, lúc này insulin trong cơ thể sẽ không đủ để duy trì việc chuyển hoá bình thường vì vậy đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường.
Stress nơi làm việc có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ thể lực và tinh thần, tình trạng stress kéo dài cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Mặt khác một số thuốc điều trị về thần kinh, nhất là do stress tâm lí có thể là yếu thúc đẩy bệnh tiểu đường phát triển.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy những người hút thuốc lá luôn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nếu họ được chần đoán mắc bệnh đái tháo đường. Các chất độc từ thuốc lá có thể ảnh hưởng đến tuyến tuỵ,nơi sản sinh ra insulin điều chỉnh lượng đường huyết.
Uống nhiều rượu bia ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể như glucit, lipit…mặt khác uống nhiều rượu bia sẽ rất có hại cho gan, làm gan bị xơ cứng, từ đó lây sang làm viêm tuyến tuỵ, nơi sản xuất ra insulin, dẫn đến tình trạng thiếu insulin, hoặc insulin không có chất lượng gây khó khăn cho việc vận chuyển đường vào các tế bào gây nên bệnh tiểu đường.
Xem thêm >>> Người bệnh tiểu đường có ăn được chuối không
Những triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2
Tốc độ phát nhiễm ở bệnh tiểu đường tuýp 2 tương đối từ từ, nhất là ở giai đoạn chớm nhiễm ban đầu thường không có triệu chứng lâm sàng điển hình, thậm chí không có biểu hiện gì khác thường, vì vậy có rất nhiều trường hợp chỉ phát hiện ra khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.
Các triệu chứng thông thường của bệnh tiểu đường tuýp 2 đó là :
+ Khát nước dữ dội, uống nước nhiều
+ Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói
+ Đi tiểu thường xuyên nhất là vào ban đêm.
+ Đau và tê bì chân tay, cảm giác chân tay không linh hoạt.
+ Mệt mỏi, đau lưng, nhức mỏi, uể oải không muốn hoạt động gì.
+ Sụt cân rất nhanh không rõ nguyên nhân.
+ Mắt nhìn mờ, thị lực kém hẳn đi.
+ Vết thương lâu lành, chữa đi chữa lại không khỏi.
+ Suy giảm chức năng sinh dục không rõ nguyên nhân.
Bệnh tiểu đường là bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. vì vậy nếu thấy cơ thể mình có bất kì triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, đặc biệt là khi có các triệu chứng trong cùng thời gian, thì cần di khám càng sớm càng tốt.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là do khiếm khuyết của cơ thể không thể sản sinh ra insulin, còn bệnh tiểu đường tuýp 2 là một trong những bệnh có thể phòng ngừa, bởi chỉ cần hoạt động chân tay một cách hợp lí, đừng để tăng cân, chấp hành chế độ ăn uống kiêng khem thích hợp, tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều calo, thay đổi lối sống linh hoạt tập quán để sống lành mạnh hơn, thế là đã có thể phòng ngừa bệnh này một cách hiệu quả.
Vì vậy mọi người cần phải tìm hiểu và nâng cao nhận thức về bệnh tiểu đường, theo dõi sức khoẻ của mình để phòng ngừa bệnh.
Xem thêm >>> người bệnh tiểu đường có ăn được lạc không
Để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống cùng với việc vận động hợp lí. Đồng thời người bệnh cần phải tuân theo phát đồ điều trị dành riêng cho người bệnh tiểu đường. Vì có như thế nười bệnh mới có thể dễ dàng kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng chế độ ăn uống
Chế độ ăn quyết định rất nhiều đến tình trạng bệnh người tiểu đường vì vậy một chế độ ăn khoa học với những dưỡng chất không thừa không thiếu cho cơ thể sẽ hạn chế được nguy cơ tăng giảm đường huyết.
Người bệnh cũng cần phải đảm bảo chế độ ăn đầy đủ 3 nhóm dinh dưỡng là chất đường, chất đạm, chất béo.
+ Chế độ ăn nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi. Tuy nhiên người bệnh không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn chính mà nên ăn vào bữa phụ để tránh tăng đường huyết.
+ Loại bỏ thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo đặc biệt là mỡ động vật, bơ pho mát…
+ Giữ lịch ăn đúng giờ, chỉ ăn thịt tối đa trong 2 bữa, các bữa còn lại bổ sung nhiều rau và các sản phẩm ngũ cốc.
+ Ăn đủ để có trọng lượng vừa phải, không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn
+ Ăn chậm, nhai kỹ
+ Hạn chế ăn mặn, ăn mặn sẽ gây ra các vấn đề về huyết áp, bạn có thể thay thế muối bằng các gia vị khác
+ Tránh đồ uống có rượu, bia, chất kích thích.
+ Chế biến thức ăn dưới dạng luộc, hấp, nấu chín là chính, tránh rán, chiên, xào, dùng mỡ động vật.
Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng chế độ luyện tập
Tập luyện thể dục thể thao là liều thuốc tự nhiên rất hiệu quả đối với bệnh nhân tiểu đường. Việc luyện tập thể dục thường xuyên 30 phút ngày sẽ kích thích insulin càng thêm tăng cường, tập luyện đều và có phương pháp thích hợp sẽ giúp cơ thể tận dụng hết lượng insulin, làm cho insulin linh hoạt, rất tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Lưu ý người bệnh không nên luyện tập nếu đường huyết chưa hoàn toàn ổn định, hàm lượng đường trong máu rất cao hoặc quá cao, hoặc luôn dao động bất thường hay khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đau chân, mỏi đùi, đau ngực, tức ngực, chóng mặt, mắt mờ, buồn nôn…
Việc lựa chọn tập luyện cũng cần phải theo điều kiện sức khoẻ, nếu bệnh tiểu đường làm ảnh hưởng đến thần kinh, làm cảm giác chân bị hạn chế thì người bệnh không nên tập các môn thể dục nặng mà chỉ nên luyện tập bằng cách bơi, đi xe đạp hoặc tập trên ghế…vì sẽ giúp làm giảm gánh nặng xuống đôi chân.
Nếu người bệnh tiểu đường có kèm theo cáo huyết áp do xơ cứng động mạch, thì việc luyện tập nên chọn những động tác nhẹ nhàng như nằm trên giường vận động chân tay, làm một vài động tác tập thể dục tại chổ hoặc đi tản bộ, tránh hoàn toàn các động tác nặng và mạnh.
Hàng ngày khi rửa chân nên quan sát kỹ bàn chân, ngón chân xem có bệnh tạp nhiễm nào không, có mụn nhọn không, có vết loét không. Vì những triệu chứng này có thể là biến chứng của tiểu đường nên khi phát hiện cần phải chữa ngay.
Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng thuốc tây
Nếu sau khi người bệnh tiểu đường đã điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tập luyện mà vẫn không đủ khả năng kiểm soát đường huyết thì việc sử dụng thuốc uống là biện pháp đầu tiên trong phát đồ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.
Hiện nay Tây y có rất nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường, nhưng thông thường vẫn nằm trong ba nhóm chính :
+ Thuốc làm tăng thêm hoặc kích thích insulin tiết ra nhiều hơn, tiết vối tốc độ nhanh hơn.
+ Thuốc dùng để hạn chế chất dinh dưỡng hấp thụ qua đường ruột, bao gồm thuốc hạ hàm lượng đường và dung dịch làm chậm sự luân chuyển đường gluco.
+ Thuốc làm tăng cường hoạt tính của insulin.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 đó là tình trạng thiếu hụt insulin, hay đề kháng insulin, đây cũng là lí do khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn. Vì vậy mục tiêu quan trọng của mọi quá trình điều trị đó là làm cho tuyến tuỵ tiết ra insulin nhiều hơn, tăng cường hoạt tính insulin, giảm tình trạng đề kháng insulin, ức chế hấp thu glucose.
Với các thành phần thảo dược : nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn, ngũ vị tử…có trong Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diagold đã được các nhà nghiên cứu chứng minh có tác dụng rất tích cực trong việc hỗ trợ giảm đường huyết, ổn định đường huyết, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng tiểu đường. Các thành phần thảo dược có trong viên uống tiểu đường Diagold giúp hỗ trợ tác động toàn diện lên quá trình chuyển hoá đường trong cơ thể, từ đó giúp làm giảm tình trạng đề kháng insulin, giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn, thông qua đó giúp hỗ trợ ổn định lượng đường huyết, làm giảm đáng kể chỉ số HbA1c, hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Việc sử dụng thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ giảm đường huyết cho người tiểu đường là giải pháp an toàn, hiệu quả, lành tính nhất hiện nay. Diagold được xem là " bí quyết vàng " dành cho người bệnh tiểu đường với hiệu quả mang lại vô cùng tuyệt vời.
Lưu ý :
Để kiểm soát tốt đường huyết và đạt kết quả cao trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc kiềng ba chân đó là dinh dưỡng, tập luyện và dùng thuốc. Nếu trường hợp người bệnh lâu năm đang dùng thuốc tây thì nên dùng kết hợp DiAgold với thuốc tây ( vui lòng không bỏ thuốc tây ngay từ đầu ). Về liều lượng và cách dùng của từng người bệnh cụ thể sẽ được chúng tôi tư vấn kỹ và chăm sóc tốt trong quá trình sử dụng với thảo dược Diagold.
Thuốc tiểu đường thuốc Glucobay được áp dụng cho bệnh tiểu đường tuýp 2, giúp ổn định đường huyết trong thời gian dài.
Tiểu đường và những biến chứng liên quan của căn bệnh này đã trở thành mối đe dọa đến sức khỏe của rất nhiều người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Vì vậy việc tìm hiểu thông tin về tiểu đường ở người già cũng như cách chăm sóc phù hợp chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh nhân.
Điều trị tiểu đường không dùng thuốc sẽ giúp người bệnh hạn chế gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Đồng thời đỡ tốn kém và cũng rất hiệu quả.
Tặng quà vào dịp Tết là thói quen truyền thống không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam. Đó là thói quen mà hầu như năm nào những người con xa xứ, người cháu xa quê... cũng muốn dành tặng những món quà thật ý nghĩa đến người thân, gia đình, bạn bè cùa mình. Thật dễ dàng nếu lựa chọn quà cho người bình thường nhưng đối với người bệnh tiểu đường thì sao ? Chế dộ ăn uống người bệnh tiểu đường rất kiêng khem, do đó nên mua quà gì làm quà Tết tặng người bệnh tiểu đường đây ?. Đùng lo lắng, hãy tham khảo bài viết dưới đây để có sự lựa chọn phù hợp nhé !
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh nếu kiểm soát được đường huyết nằm trong giới hạn an toàn và giảm thiểu tối đa nguy cơ phát triển các biến chứng bằng sự trợ giúp của y học cùng với lối sống khoa học : dinh dưỡng lành mạnh, vận động hợp lý, giữ tinh thần thoái mái, kiểm soát cân nặng...
Người cao tuổi bị tiểu đường dễ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với người trẻ tuổi. Do đó, người bệnh và người chăm sóc cần nắm rõ những lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Tiểu đường là căn bệnh giết người thầm lặng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không biết kiểm soát bệnh tốt. Bên cạnh chế độ ăn phù hợp; thường xuyên tập luyện thể thao thì việc nên ăn, ngủ vào giờ nào cũng được nhiều băn khoăn. Mời tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kiến thức để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Kháng insulin có thể khiến đường huyết tăng cao, tăng nguy cơ tiến triển bệnh đái tháo đường type 2 và gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Những người bị béo phì, tăng huyết áp, cholesterol cao… sẽ có nguy cơ cao bị kháng insulin.Vì vậy mà việc giảm đề kháng Insulin được xem là phương pháp điều trị tối ưu nhất dành cho người bị tiểu đường tuýp 2.
Thừa cân, béo phì đang gia tăng và trở thành một vấn đề sức khỏe ở Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn chuyển hóa và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Vậy rối loạn chuyển hóa có phải là "cửa ngõ" của bệnh tiểu đường không? Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh là gì? Các thông tin trong bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn.
Bệnh tiểu đường là loại bệnh nguy hiểm và đang xuất hiện phổ biến đến mức đáng báo động. Không dừng lại ở đó, khi một người mắc bệnh tiểu đường lại không may kèm thêm một căn bệnh khác, thì mức độ nguy hiểm lại tăng lên nhiều lần, nhất là đối với bệnh Gout. Chính vì thế, người bệnh cần trang bị cho mình những kiến thức cũng như cách phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường kèm theo bệnh gout để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.