1/7/2021 4:23:09 PM
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 5 triệu người bị tiểu đường. Trong số đó, khoảng 4 – 10% bệnh nhân sẽ gặp phải biến chứng loét bàn chân. Chăm sóc loét bàn chân bệnh tiểu đường không phải là quá khó. Tuy nhiên, nếu không biết làm đúng cách, loét có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, buộc người bệnh phải cắt cụt chi.
Bất cứ ai cũng có thể nhận được các vấn đề chân được liệt kê dưới đây. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, những vấn đề chân rất phổ biến này có thể dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng nghiêm trọng khác, chẳng hạn như cắt cụt chi.
Chai chân : Vết chai được hình thành do sự tích tụ của da cứng, thường ở mặt dưới của bàn chân. Có vết chai trên bàn chân là điều bình thường, vì vậy bác sĩ sẽ quyết định xem liệu mô của vết chai có gây ra vấn đề gì không.
Ngón chân khằm : cơ chân yếu do tổn thương thần kinh trong bệnh tiểu đường có thể gây ra tình trạng bị ngón chân bị bẻ cong. Điều này có thể tại nên vết lở ở lòng bàn chân và trên đỉnh của ngón chân do bị nhiễm trùng.
Loét do tiểu đường : là những vết thương hở ở bàn chân gặp ở 10% người bệnh tiểu đường, Vết loét thường nằm ở các vị trí hay bị tì đè như gan bàn chân, đầu ngón chân, đặc biệt là ngón cái và ngón út. Bạn hãy gặp bác sĩ để được điều trị ngay khi thấy chúng xuất hiện nhé để tránh được hoại tử, đoạn chi gây tàn phế suốt đời.
Nguy cơ xảy ra hoại tử ở người thường do sự chủ quan của chúng ta từ những vết thương nhỏ, coi thường và không chăm sóc nó đúng cách. Ví dụ như vết đứt tay vì sử dụng vật sắc nhọn (dao, kéo, nạo,...), vết trầy xước do ngã, vết thương hở của một số bệnh nhân bị tiểu đường, không làm sạch các vết thương khiến nó bị nhiễm trùng. Ngoài ra, với một số người bị liệt không di chuyển được, vết thương hở dễ bị hoại tử do máu lưu thông kém, không thể hồi phục vết thương.
Mặc dù hoại tử chi xuất phát từ các nguyên nhân nhỏ nhưng hậu quả mà nó đem lại không hề nhỏ chút nào. Người bị hoại tử chi có thể phải chịu cắt bỏ toàn bộ phần bị hoại tử (tháo khớp, cưa chân,...) nhằm tránh lây lan ra các bộ phận khỏe mạnh khác, khiến phần bị hoại tử để lại sẹo, mất đi vẻ đẹp. Đặc biệt, nếu không cẩn thận, máu bị nhiễm trùng có thể gây đến tử vong.
Như đã nói ở trên, người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ hoại tử chi cao hơn nhiều so với người bình thường. Vậy nguyên nhân nào gây biến chứng hoại tử chi ở người bệnh tiểu đường
Một số yếu tố nguy cơ gây hoại tử chi được xác định gồm có tổn thương thần kinh ngoại biên, bệnh lý mạch máu ngoại vi và nhiễm khuẩn. Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm : Vi chấn thương, dị dạng cấu trúc, giới hạn vận động khớp, xuất hiện các vết chai, tăng đường huyết kéo dài, tăng đường huyết không kiểm soát được, tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt chi.
Khi lượng đường trong máu tăng cao, làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng bàn chân, làm giảm lưu lượng máu đến bàn chân. Việc lưu lượng máu không tốt, làm cho da chân trở nên khô, nức nẻ, dễ bị loét, nhiễm khuẩn, các vết đau hoặc vết cắt sẽ mất nhiều thời gian lành hơn. Mặc khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương có thể lở loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Việc cắt cụt chi không những gây tổn thất về mặt sức khỏe cho bệnh nhân mà còn gây ra các tổn thất về mặt kinh tế và xã hội đối với bệnh nhân và ngành y tế. Do đó, người bệnh cần biết cách tự khám, chăm sóc bàn chân hàng ngày. Cụ thể người bệnh :
Nên :
Kiểm tra chân hàng ngày : Tìm một thời điển thích hợp (buổi tối là tốt nhất) để kiểm tra chân hàng ngày, và làm điều đó như một thói quen.
Rửa sạch chân : Dùng xà phòng trung tính rửa sạch sẽ và kỹ lưỡng bàn chân, đặc biệt là giữa các kẽ ngón chân. Kiểm tra nước trước khi rửa chân bằng nhiệt kế đo nước hoặc nhờ người nhà kiểm tra hộ. Bôi kem dưỡng ẩm ở gót chân và bàn chân để phòng tránh những vết nứt. Không nên ngâm chân để hạn chế sự truyền dẫn vi khuẩn từ móng chân đến vết xước.
Cắt móng chân : theo đường thẳng, không cắt ở cạnh góc móng chân. Nếu móng chân mọc quặp cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị dự phòng vết loét.
Tăng cường lưu thông máu tới chân : Khi ngồi trên ghế, người bệnh tiểu đường nên thường xuyên di chuyển ngón chân và mắt cá chân nhiều lần trong ngày và không ngồi bắt chéo chân trong một thời gian dài.
Không nên :
Không đi chân trần, kể cả trong nhà để tránh tổn thương cho chân. Nên đi tất rộng vừa phải, làm bằng sợi bông hoặc cotton mềm và lộn trái tất để đi.
Không được chườm nóng hoặc sưởi chân, ngâm chân bằng nước nóng kể cả khi thấy tê bì hoặc lạnh chân để tránh bị bỏng hoặc tổn thương do nhiệt.
Bên cạnh việc chăm sóc bàn chân, tập luyện thể dục thể thao, người bệnh ĐTĐ cũng cần có chế độ dinh dưỡng chuyên biệt, trong đó, sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành riêng cho người bệnh đái tháo đường sẽ là sự lựa chọn hàng đầu.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh thuộc nhóm mãn tính và phổ biến ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo đó, tỷ lệ người mắc bệnh ngày một gia tăng ở người lớn, thậm chí người trẻ tuổi. Do vậy vấn đề về điều trị căn bệnh này đang rất được quan tâm và câu hỏi lớn được đặt ra là: Bệnh tiểu đường có trị được không? và điều trị bằng cách nào?
Với sự phát triển của công nghệ cấy tế bào gốc, do đó phương pháp điều trị tế bào gốc đa được ứng dụng trong các bệnh khác nhau. Trong đó, điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc là phương pháp có khả năng tác động và bảo vệ các tế bào còn khỏe mạnh bên trong cơ thể không bị ảnh hưởng. Đồng thời, làm giảm thiểu được các biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra.
Theo các chuyên gia cho thấy phụ nữ mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch. Thậm chí còn có các biến chứng lên mắt, thận và hệ thần kinh (gây ra bệnh trầm cảm).
Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là giai đoạn toàn phát biến chứng. Khi mà các cơ quan nội tạng trong cơ thể đã bị ảnh hưởng lớn từ việc lượng đường trong máu tăng cao.
Lá sung trị tiểu đường được không ? có hiệu quả không ? mời bạn cùng tìm hiểu nhé !
Yếu sinh lý bệnh tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tình trạng này ảnh hưởng không chỉ ở sức khỏe sinh lý của nam giới mà bao gồm cả nữ giới. Vậy nguyên nhân vì sao bệnh tiểu đường gây nên yếu sinh lý và cách khắc phục như thế nào?
Việc nhận biết những dấu hiệu của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu sẽ giúp người bệnh giảm được những nguy cơ tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng của bệnh và tăng cơ hội đẩy lùi bệnh. Đồng thời, giúp bạn có kế hoạch chữa trị hiệu quả khi mắc phải bệnh tiểu đường. Vậy làm sao có thể nhận biết sớm về bệnh và cách điều trị như thế nào?
Bệnh tiểu đường làm mờ mắt nếu để lâu dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mắt, nghiêm trọng là bệnh võng mạc.
Thuốc điều trị tiểu đường type 2 là loại thuốc không thể thiếu với sức khỏe người tiểu đường. Tùy vào tình trạng sức khỏe bệnh lý kèm theo sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Vậy các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2 nào đang được sử dụng phổ biến, hãy cùng tìm hiểu nhé !
Bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại cơ bản, đó là tiểu đường type 1, type 2 và 3 là tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, số người mắc cao nhất là rơi vào bệnh tiểu đường type 1 và type 2.