3/6/2021 4:35:09 PM
Khoai mì hay còn gọi là củ sắn được trồng nhiều ở các vùng nông thôn Việt Nam và xem như là món ăn hàng ngày của người dân. Khoai mì chứa rất nhiều tinh bột vậy người bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không ?
Khoai mì hay còn gọi là củ sắn được trồng nhiều ở các vùng nông thôn Việt Nam và xem như là món ăn hàng ngày của người dân. Trong khoai mì chứa rất nhiều tinh bột vậy người bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi dưới đây.
Trong củ khoai mì chứa hàm lượng tinh bột rất cao và nguồn dinh dưỡng cũng giống như các loại khoai lang, khoai môn hoặc các loại củ. Cứ mỗi 28gr khoai mì sẽ chứa đến 11gr carbohydrate, cung cấp 10% vitamin c, nguồn protein, chất béo, chất xơ và các khoáng chất dồi dào có lợi cho sức khỏe.
Vậy tác động của củ khoai mì đối với người bệnh tiểu đường thế nào? Nhiều nghiên cứu cho thấy khoai mì có thể giúp phòng tránh bệnh tiểu đường. Đây là nghiên cứu dựa trên dân số Châu Phi bởi họ sử dụng khoai mì làm nguồn lương thực thường xuyên. Theo tạp chí Y Học “Fundamental & Clinical Pharmacology” đưa ra số liệu thống kê hơn 1.300 người không có người mắc bệnh tiểu đường dù lượng khoai mì họ ăn hàng ngày chỉ hơn 80%.
Bên cạnh đó, có một nghiên cứu khác được công bố trên tờ “Diabetes Care” vào năm 1992 cho thấy rằng người Tanzania sử dụng khoai mì thường xuyên thì có rất ít người mắc bệnh tiểu đường. Chỉ số đường trong khoai mì tương đối thấp, vì vậy khi ăn loại củ này sẽ không làm tăng lượng đường trong máu. Đối với người bệnh tiểu đường thì khoai mì được xem là nguồn thực phẩm tốt.
Tinh bột được xem là thành phần chính có trong khoai mì giống như các loại ngũ cốc, mì ống hoặc bánh mì. Do thành phần carbohydrate có trong khoai mì sẽ làm tăng lượng đường huyết trong màu, vì vậy người bệnh tiểu đường cần theo dõi lượng đường huyết thường xuyên khi ăn.
Tuy nhiên, trong khẩu phần ăn hàng ngày người bệnh không nhất thiết phải loại bỏ 100% tinh bột mà chỉ cần cân bằng sao cho hợp lý. Người dùng có thể chế biến khoai mì đúng cách để loại bỏ các hợp chất độc hại thì người bệnh có thể sử dụng thường xuyên để thay thế cho các loại khoai khác hoặc tương đương lượng tinh bột trong khẩu phần ăn.
Ăn khoai mì như thế nào cho đúng cách? Hàm lượng tinh bột trong khoai mì ít hơn cơm trắng ở trọng lượng tương đương nhau. Khoai mì chỉ chứa 30% tinh bột, còn lại chỉ là chất khô, khoáng chất và chất xơ thì chỉ bằng ½ so với cơm trắng. Vì vậy, khoai mì có thể thay thế cơm, làm no lâu và hạn chế lượng tinh bột nạp vào cơ thể. Bổ sung khoai mì vào khẩu phần ăn chính sẽ giúp điều hòa đường huyết và bồi bổ sức khỏe hiệu quả cho người bệnh tiểu đường. Điều này sẽ giúp giải đáp được câu trả lời tiểu đường ăn khoai mì được không, không chỉ được mà còn có thể ăn thay cơm thường xuyên.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn khoai mì thường xuyên, tuy nhiên cần lưu ý cách chế biến để tránh thành phần độc hại axit xianhidric có trong khoai mì làm cho bệnh nghiêm trọng hơn. Bởi theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong khoai mì có chưa độc tố Xyanua có thể gây bệnh tiểu đường và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Hàm lượng xyanua sẽ giảm đáng kể nếu người ngâm và rửa thật kỹ với nước sạch. Cách rửa an toàn nhất là ngâm và rửa nhiều lần với nước sạch trước khi chế biến.
Đối với các thành phẩm từ khoai mì như bột mì (còn gọi là bột sắn dây) thì hoàn toàn phù hợp với người bệnh tiểu đường. Trong bột sắn có tính hàn, ít đường nhưng lượng chất xơ rất cao. Đồng thời các thành phần có trong sắn dây có tác dụng cải thiện insulin trong cơ thể có thể giúp ngăn ngừa biến chứng về võng mạc ở bệnh nhân đái tháo đường. Người bệnh có thể dùng bột sắn dây để nấu cháo, pha nước uống hoặc chế biến các món ăn khác. Tuy nhiên. nên hạn chế kết hợp bột sắn dây với chất béo để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
Các món được làm từ bột sắn dây như: cháo sắn dây, nước uống sắn dây, các món chè làm từ bột sắn… Sẽ giúp thực đơn của người bệnh phong phú hơn và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.
Nếu bạn còn băn khoăn người tiểu đường ăn khoai mì được không thì có thể khẳng định đây là loại thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân và có thể thay thế lượng tinh bột hàng ngày. Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng khoai mì thường xuyên với một lượng vừa đủ. Tuy nhiên, cần lưu ý về cách chế biến để giảm tối đa độc tố Xyanua.
Theo các bác sĩ thì người mắc tiểu đường kể cả tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể uống ngũ cốc. Vì thế, không cần quá đắn đo tiểu đường có uống ngũ cốc được không.
Vải là một trong những loại trái cây tốt cho những người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nên ăn vải ở một mức vừa phải, tránh việc vải tương tác với một số loại thuốc tiểu đường hoặc insulin gây ra tác dụng phụ..
Người bệnh tiểu đường có nên ăn sầu riêng không? Đó là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân về loại trái cây này, bởi nó rất ngon và hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
Tiểu đường ăn đu đủ được không hay tiểu đường ăn đu đủ chín được không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Để có câu trả lời cho câu hỏi này mời bạn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé !
Để biết được người tiểu đường có nên ăn bí đỏ được không thì bệnh nhân hãy tìm hiểu những thành phần dinh dưỡng có trong trái bí đỏ trong bài viết dưới đây.
Nước bưởi có thành phần tựa như insulin, giúp hạ đường huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp. Vậy người bệnh tiểu đường ăn bưởi như nào cho đúng, có cần lưu ý gì khi ăn bưởi không ?
Dứa là loại trái cây phổ biến, ngon và vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên vì dứa tương đối ngọt nên bạn băn khoăn tiểu đường có ăn dứa được không hay tiểu đường ăn được dứa không ? Mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây
Kiểm soát chế độ ăn uống được coi là yếu tố cơ bản nhất để duy trì lượng đường cần thiết trong máu ở người bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường ăn cháo được không ? người bệnh tiểu đường ăn cháo gì tốt ? Hãy cùng Diagold tìm hiểu ngay nhé !
Người bệnh tiểu đường uống gì hết? Là câu hỏi nhiều bệnh nhân tiểu đường đặt ra. Bài viết sau sẽ giúp giải đáp vấn đề này:
Chúng ta đều biết rằng cá và thịt là những thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và đồng thời là hai loại món ăn không thể thiếu trong thực đơn của mỗi gia đình. Thế nhưng, đối với những bệnh tiểu đường thì ăn cá hay ăn thịt trong các bữa ăn luôn mà điều băn khoăn đối với họ. Vậy thì, người bệnh tiểu đường ăn cá tốt hơn hay ăn thịt tốt hơn ?