Cách phòng ngừa và điều trị

Tiểu đường - nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả


6/30/2020 4:33:32 PM

Bệnh tiểu đường diễn biến âm thầm, triệu chứng không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lí khác. Do đó để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, người bệnh phải hiễu thật rõ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách dùng thuốc để có thể sống khỏe cùng căn bệnh quái ác này.

Tiểu đường - nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tiểu đường đang có tốc độ gia tăng nhanh chóng ở các nước phát triển trog đó có Việt Nam. Căn bệnh này đang được dự báo là Đại dịch toàn cầu của thế kỷ 21.Theo thống kê của Bộ y tế, trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ở nước ta tăng 211% và con số này, Việt Nam nằm trong con số các quốc gia có tốc độ bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế giới. Theo số liệu thống kê, mỗi ngày có đến 150 người chết vì tiểu đường, cao gấp 7 lần số người tử vong do tai nạn giao thông. Khó khăn lớn nhất trong điều trị tiểu đường là khó chữa khỏi dứt điểm, người bệnh phải xác định sống chung, sống hòa bình với bệnh cả đời. Tuy nhiên, điều đáng mừng là nếu điều trị đúng hướng, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể giảm được hầu hết các nguy cơ biến chứng và sống khỏe mạnh như người bình thường.

1. THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

1.1 Chỉ số đường huyết là gì ?

Chỉ số đường huyết là chỉ số biểu thị lượng đường trong máu. Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nguyên liệu cực kỳ quan trọng, cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức của não bộ. Bời vậy tăng hay giảm đường huyết đề gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bộ phận quan trọng trong cơ thể.

1.2 Khi nào gọi là bệnh tiểu đường

Tiểu đường là gì ?

Tiểu đường ( hay còn gọi là đái tháo đường ) thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate do cơ thể thiếu hụt insulin ( hormon giúp chuyển hóa đường từ máu vào tế bào ) khiến đường không đi vào được tế bào mà ở lại trong máu làm đường huyết tăng cao và được thải ra ngoài bằng đường nước tiểu. Tình trạng thiếu hụt insulin có thể do cơ thể không sản xuất, sản xuất không đủ insulin hoặc insulin bị suy giảm khả năng hoạt động.

HbA1c là gì ?

HbA1c là sự kết hợp bền vững giữa chất vận chuyển oxy hóa trong máu là hemoglobin ( Hb ) với đường Glucose. Nồng độ HbA1c tỷ lệ thuận với nồng độ đường Glucose trong máu nhưng không bị ảnh hưởng bởi vận động ăn uống. HbA1c phản ánh nồng độ đường trong máu suốt khoảng thời gian 90 - 120 ngày. Bởi vậy, xét nghiệm chỉ số HbA1c cho kết quả tuyệt đối chính xác về tình trạng bệnh lý của người bệnh tiểu đường.

Bảng chỉ số đường huyết trước ăn :

- Bình thường : 4,0 - 5,5 mmo/l ( 72 - 100 mg/dl )

- Tiến tiểu đường : 5,6 - 6,9 mmo/l ( 101 - 125mg/dl )

- Tiểu đường : > 7 mmo/l ( > 126 mg/dl )

Bảng chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ :

- Bình thường : < 7,8 mmol/l ( < 140 mg/dl )

Tiền tiểu đường : < 7,8 < 11,1 mmol/l ( 140 - 200 mg/dl )

- Tiểu đường : > 11,1 mmol/l ( > 200 mg/dl )

Các thời điểm nên kiểm tra đường huyết trong ngày :

Đường huyết nên được kiểm tra là trước khi ăn, sau ăn 2h và trước khi đi ngủ, Bạn cũng có thể kiểm tra đường huyết tại các thời điểm sau :

- Sau khi dùng bữa bên ngoài hoặc khi ăn các thực phẩm mà lúc bị bệnh chưa tứng ăn

- Cảm thấy người mệt mỏi

- Trước và sau khi tập thể dục

- Công việc hoặc cuộc sống gần đây có nhiều căng thẳng

- Bạn ăn nhiều hơn bình thường

- Bạn phải chuyển qua dùng thuốc mới hoặc phối hợp thêm các thuốc hạ đường huyết khác

Bạn cần ghi chép lại kết quả đo được trong một cuốn sổ nhỏ, sau đó theo dõi chỉ số đường huyết đo được với các chỉ số mục tiêu. Nếu lượng đường trong máu của bạn cao hơn chỉ số mục tiêu trong 3 ngày, mà không tìm được lí do bạn cần thông báo cho bác sĩ để can thiệp kịp thời.

1.3 Tiểu đường tuýp 2 có phải là tiến triển nặng của bệnh tiểu đường type 1

Thực tế có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường lầm tưởng tiểu đường tuýp 2 thì nặng hơn bệnh tiểu đường tuýp 1 và có những lo lắng quá mức khi bác sĩ chẩn đoán mình bị tiểu đường tuýp 2. Vậy câu trả lời đúng là gì ? 

 

TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 1

TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2

 

Do tế bào của đảo tụy bị phá hủy dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối

Liên quan đến kháng insulin và rối loạn tiết insulin

 

Thường xuất hiện ở người trẻ tuổi ( < 30 tuổi )

Thường gặp ở người lớn tuổi ( > 30 tuổi ) thường có liên quan đến yếu tố gia đình ( tiền sử gia đình có người bị tiểu đường ).

 
 

Khởi bệnh đột ngột, cấp tính, với những triệu chứng như tiểu nhiều, khát nước, gầy nhiều

Bệnh khởi phát từ từ ( phát bệnh tình cờ )

 

Thể trạng trung bình hoặc gầy

Thể trạng thường béo

 

Dễ có nhiễm toan cetoan

Ít có nhiễm toan cetan

 

Tổn thương vi mạch thường sau vài năm

Điều trị lâu dài bằng hiệu quả bằng chế độ ăn và thuốc. Có thể điều trị bằng insulin

 

Nồng độ insulin huyết thanh thấp

 

Bắt bộc phải điều trị bằng insulin

 

Tiền sử gia đình có người thân tiểu đường  hoặc có bệnh lý tự dịch miễn kháng

 

 

 

1.4 Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ?

Tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 ( còn được được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin ) chiếm khoảng 10% số người mắc bệnh, xảy ra khi tế bào beta của tiểu đảo tụy bị tổn thương và mất khả năng năng tiết insulin, gây thiếu insulin tuyệt đối, vì vậy người bệnh bắt buộc phải sử dụng insulin ngoại sinh suốt đời.

Tiểu đường type 2

Khác với tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc có đủ nhưng chúng lại hoạt không đủ hiệu quả ( còn gọi là đề kháng insulin ) hoặc kết hợp cả hai. Tiểu đường type 2 chiếm tới 90% các trường hợp mắc bệnh, chủ yếu là do ăn quá nhiều chất béo, chất đường và ít vận động thể lực.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết chỉ xảy ra giai đoạn mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng thay đổi nồng độ hormon khi mang thai làm giảm sự nhạy cảm của insuin đối với tế bào, từ đó gây tăng đường huyết.

Tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát với chế độ ăn và luyện tập khoa học. Nếu đường huyết tăng cao người bệnh cần tiêm insulin. Bình thường tiểu đường thai kỳ sẽ tự hết sau sinh, nhưng cũng có nhiều trường hợp tiến triển thành tiểu đường type 2.

1.5 Triệu chứng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường type 1 thường xuất hiện các triệu chứng một cách đột ngột, diễn biến nhanh,. Đối với bệnh tiểu đường type 2, bệnh diễn biến chậm hơn, kéo dài 7 – 10 năm với nhiều dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lí khác. Giai đoạn nặng có biểu hiện sau :

- Tiểu nhiều, khát nhiều, đi tiểu đêm liên tục

- Đói ăn nhiều nhưng vẫn sút cân

- Lâu lành vết thương : nhiễm trùng vết xước và các chỗ thâm tím lâu lành

Trên 50 % người bệnh tiểu đường không có bất kỳ triệu chứng nào. Do đó, cách duy nhất phát hiện sớm bệnh tiểu đường là xét nghiệm đương máu định kỳ 6 -12 tháng/ lần.

1.6 Ai dễ mắc bệnh tiểu đường

Các chuyên gia khuyến cáo các trường hợp sau đây sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

- Trong gia đình có người thân mắc bệnh tiểu đường

- Thai phụ thừa cân trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ sinh con nặng hơn 4 kg hoặc bị dị tật

- Những người bị cao huyết áp trước 35 tuổi, có hội chứng buồng trứng đa nang, từng bị thai lưu không rõ nguyên nhân.

- Người thừa cân béo phì, đặc biệt là vòng 2

- Người có chlesterol cao, tỷ lệ HDL/LDL thấp.

- Người bị cao huyết áp

- Người ít vận động 

- Người già – tăng kháng sinh do tuổi cao

1.7 Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không ?

Bệnh tiểu đường diễn biến âm thầm nhưng khi nặng lại nhanh chóng gây ra những biến chứng khôn lường như : mù lòa, cắt cụt chi, suy thận, tai biến mạch máu não, bệnh lý tim mạch....

Các tế bào cần đường để sinh năng lượng thì lại không có nên người mệt mỏi, vã mồ hôi. Trong khi đó, đường lại dồn ứ trong lòng mạch máu đặc lại, khó lưu thông và là cơ hội rất tốt cho viêm nhiễm gây nhiễm trùng máu, khiến vết thương vết loét lâu khoi. Nó còn làm oxy hóa mạnh thành mạch máu, là tác nhân hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn gây đột quỵ.

Một nguy cơ lớn cho người tiểu đường là các cơn hạ đường huyết đột ngột dẫn đến ngừng tim.

 1.8 Biến chứng tiểu đường - kẻ thù của người bệnh tiểu đường

Biến chứng bệnh tiểu đường xuất hiện sớm hay muộn tùy vào việc kiểm soát đường huyết ở mức ổn định, lượng đường trong máu cao hay thấp.

bien-chung-tieu-duong(1)

Biến chứng tiểu đường

 

Biến chứng cấp tính

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng nồng độ glucose xuống quá thấp, thường dưới 4mmol/dl ( 72mg/dl ). Người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như người mệt mỏi, vã mồ hôi, nhịp tim tăng, đói cồn cào, chân tay bủn rủn, choáng váng,... Nặng hơn, bạn có thể bắt đầu lên cơn co giật, mất dần ý thức.

Nguyên nhân : do sử dụng insulin, sử dụng nhóm thuốc sulphonylurea ( Diamicron ) tập thể dục kiêng khem quá mức.

Cách xử lí : Uống một ít nước đường, ăn một chiếc kẹo ngọt, uống một cốc nước trái cây...Nhưng nếu sau 15 phút bạn kiểm tra đường huyết và không thấy đường huyết được cải thiện, bạn cần ngay lập tức tim sự giúp đỡ của người xung quanh để được đưa đi cấp cứu.

Nhiễm toan ceton do tiểu đường

Nhiễm toan ceton thường xảy ra ở những người bệnh tiểu đường type 1 hoặc người đã thực hiện cắt bỏ một phần của tuyến tụy. Các triệu chứng nhận biết nhiễm ceton dễ nhận ra chính là hơi thở có mùi hoa quả lên men, ngoài ra còn nôn, mất nước, hơi thở mệt nhọc, mất phương hướng, hôn mê...nếu thấy xuất hiện các triệu chứng kể trên, bạn cần ngay lập tức nhập viện để được bác sĩ điều trị, nếu để kéo dài có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tiểu đường

Tăng áp lực thẩm thấu thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường type 2 với nồng độ đường huyết có thể lên đến hơn 40mmol/l ( 720mg mg/dl ) Tinh trạng này làm cho lượng nước bị thiếu hụt trầm trọng, từ đó làm gia tăng áp lực thẩm thấu trong máu. Các triệu chứng của bệnh cũng rất nghiêm trọng, và đa dạng có thể diễn tiến chậm với các biểu hiện không rõ ràng như gầy nhiều, đái nhiều, sụt cân...Cho đến khi bệnh tiến triển ngày một nặng dần các triệu chứng sẽ trở nên rầm rộ hơn, bao gồm mắt lờ đờ, ngủ gà, yếu chi, co giật...nếu nặng có thể dẫn đến hôn mê. Tình trạng ngày tiến trển từ từ trong vài ngày đến vài tuần.

Cách xử lý : nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ xử lí kịp thời.

Biến chứng mãn tính 

Biến chứng mãn tính bệnh tiểu đường bao gồm : biến chứng mạch máu lớn như tai biến mạch máu não, bệnh động mạch ngoại vi, bệnh động mạch vành, biến chứng mạch máu nhỏ như biến chứng mắt, biến chứng thận, biến chứng thần kinh.

Biến chứng mắt :

Khi đường máu của người bệnh không được kiểm soát tốt, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc cac bệnh về mắt như :bệnh võng mạc mắt, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp...Trong đó bệnh võng mạc mắt là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người bệnh tiểu đường.

Cách phòng ngừa 

Để phòng ngừa biến chứng mắt người bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát tốt đường máu. Biến chứng mắt tiểu đường có thể xuất hiện ngay từ khi phát hiện bệnh tiểu đường ở người mắc bệnh tiểu đường type 2 và thường xảy ra 3 – 5 năm đối với người bệnh tiểu đường type 1.. Vì vậy cần đi khám mắt ngay từ khi phát hiện bệnh tiểu đường đối với người bệnh tiểu đường type 2 và sau 3 – 5 năm đối với người bệnh tiểu đường type 1. Sau đó khám định kỳ 1 năm 1 lần.

Biến chứng thần kinh

Phổ biến nhất là bệnh lí thần kinh ngoại biên, gây cảm giác kiến bò, bỏng rát, nếu không điều trị sẽ dẫn đến mất cảm giác ở chi, ngoài ra tổn thương thần kinh còn làm mất trí nhớ và suy giảm sinh lý ở nam giới.

Cách phòng ngừa 

Biến chứng thần kinh thường xuất hiện nếu người bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt đường ở trong máu, người mắc bệnh lâu năm, đặc biệt là người bệnh tiểu đường nghiện rượu.

Vì vậy để phòng bệnh, người bệnh cần phải kiểm soát tốt đường máu của mình.

- Cần phải cắt móng chân đúng cách tránh làm tổn thương da

- Không nên ngâm chân nước nóng sưởi ấm chân để tránh bỏng da

- Không đi chân đất, đi giày dép quá chặt, kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện sớm loét bàn chân, chai chân.

Biến chứng thận do tiểu đường

Là một trong những biến chứng thường găp, tổn thương mạch máu nhỏ trong thận, vi mạch thận, có thể gây suy thận. Biến chứng thận do bệnh tiểu đường chiếm 50% các trường hợp suy thận  giai đoạn cuối và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bệnh tiểu đường.

Cách phòng ngừa biến chứng thận

Người bệnh tiểu đường type 2 nên xét nghiệm protein niệu vi thể từ khi chẩn đoán. Đối với tiểu đường type 1 thì sau 5 năm và kiểm tra định kì 1 năm 1 lần.

- Kiểm soát tốt đường máu

- Kiểm soát tốt huyết áp ( HA ),đưa HA mục tiêu < 130mmHg

- Điều trị rối loạn lipid máu.

Biến chứng tim mạch :

Người tiểu đường có nguy cơ tai biến mạch máu não cao gấp 1.5- 2 lần, bệnh mạch vành từ 2-4 lần, viêm tắc động mạch từ 5 – 10 lần so với người bình thường.

Cách phòng ngừa

Kiểm soát tốt đường máu và các yếu tố nguy cơ tim mạch như huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá. Điện tâm đồ nên kiểm tra định kì hàng năm.

2. PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG

2.1 Các nguyên tắc điều trị

Kiểm soát đường huyết là yếu tố then chốt trong điều trị tiểu đường. Cụ thể như sau :

► Ổn định đường huyết ở mức an toàn

► Phòng ngừa và điều trị biến chứng tiểu đường

2.2 Kiềng 3 chân trong điều trị tiểu đường

Các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên kiểm sóat đường huyết thông qua việc tuân thủ nguyên tắc kiềng 3 chân :

► Dinh dưỡng hợp lí

► Vận động thường xuyên

► Duy trì sử dụng thuốc

Chế độ ăn uống khoa học để điều trị tiểu đường

Lượng đường chứa trong thức ăn khi nạp vào cơ thể tỷ lệ thuận với lượng đường hấp thu vào máu. Do đó chế độ ăn uống là yếu tố nguy cơ, nhưng cũng là giải pháp giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

 

che-do-dinh-duong-nguoi-tieu-duong

Chế độ dinh dưỡng người tiểu đường

- Người bệnh tiểu đường cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng từ bữa ăn hàng ngày bao gồm : chất bột đường, chất đạm chất béo, sữa, rau quả và trái cây. Lựa chọn thực phẩm và xây dựng thực đơn hợp lí, không chỉ cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn giúp ổn định đường huyết sau bữa ăn để phòng tránh các biến chứng do tiểu đường gây ra. Người bệnh nên hạn chế sử dụng đường đơn như đường tinh luyện, đường kính đường có trong bánh kẹo..vì dây là loại đường hấp thu nhanh. Đường đa là đường tự nhiên trong hoa quả, ngũ cốc...hấp thu chậm hơn nên ưu tiên sử dụng.

Nhóm bột đường : chọn thực phẩm hấp thu chậm như gạo mầm, gạo lức, khoai bắp...

Nhóm đạm : chọn cá hải sản, thịt nạc bỏ da, đậu hủ

Nhóm rau quả và trái cây : chọn rau quả tươi, trái cây ít ngọt như cam, quýt, bưởi, thanh long, mận, táo...

Nhóm sữa : chọn sữa không đường, sữa dành riêng cho người tiểu đường

Lưu ý : Thực phẩm giàu chất bột đường sẽ làm thay đổi nhiều nhất đến lượng đường huyết. Tinh bột thực chất sẽ tiêu hóa thành đường glucose, vì vậy lượng tinh bột nên ăn vừa đủ. Đo đường máu sau ăn để xác định cụ thể người bệnh nên ăn gì và ăn bao nhiêu cho từng người từng thời điểm.

Tập thể dục thường xuyên để điều trị tiểu đường

Việc tập luyện thường xuyên làm cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng, năng lượng này được sản sinh do việc tiêu thụ đường ở mô cơ ( năng lượng được giải phóng từ đường ). Từ đó, lượng đường trong máu giảm xuống.

Vận động như thế nào ?

- Nên vận động thường xuyên 3 - 5 ngày trong tuần

- Nên vận động ở mức độ nhẹ và trung bình, kéo dài 20 - 30 phút mỗi ngày.

- Đi bộ đạp xe, dưỡng sinh ...là những môn thể dục thích hợp với người bệnh tiểu đường

- Tập thói quen vận động nhẹ nhàng sau ăn giúp hạ đường huyết

Khi nào k được vận động ?

- Đường huyết < 70mg/dl ( 3,9mmol/l )

- Có ceton trong nước tiểu và đường huyết > 250mg/dl ( 13,9mmo/l )

- Không có ceton trong nước tiểu nhưng có

 Đường huyết > 300mg/dl ( 16,7mmol/l ) ở người tiểu đường type 1

*  Đường huyết  > 400mg/dl ( 22,2mmol/l ) ở người tiểu đường type 2

- Khi nghỉ ngơi có cơn đau thắt ngực

Dùng thuốc điều trị tiểu đường :

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường, do đó, người bệnh phải duy trì dùng thuốc suốt đời. Nếu không, đường huyết sẽ tăng cao không kiểm soát được ( năng lượng giải phóng từ đường ). Từ đó, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống.

Do đặc điểm của việc điều trị tiểu đường là phải dùng thuốc kiểm soát trong thời gian dài, cần rất thận trọng lựa chọn loại thuốc điều chỉnh tốt nhất đường máu, tương thích với cơ thể, ít khả năng gặp các tác dụng phụ. Cần lưu ý uống thuốc tiểu đường đúng cách, loại bỏ những sai lầm dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường để đem lại hiệu quả điều trị, loại bỏ những trường hợp không mong muốn xảy ra khi uống thuốc sai cách.

Nguyên tắc dùng thuốc điều trị tiểu đường

Tại sao người bệnh cần theo dõi thuốc và điều trị 

Để ghi lại phác đồ và quá trình điều trị tiểu đường bằng thuốc, từ đó báo ngay cho bác sĩ nếu có những bất thường hoặc gặp khó khăn trong quá trình điều trị

Khi nào cần báo cho bác sĩ :

- Nghi ngờ hạ đường huyết, tăng đường huyết

- Khi bị ốm

- Khi bị tác dụng phụ của thuốc

- Dùng thuốc đúng liều

Kết hợp Đông - Tây y : xu hướng hiệu quả trong điều trị tiểu đường

cach-dieu-tri-benh-tieu-duong

Cho đến hiện nay, có rất nhiều tác nhân, phương pháp sinh hóa chất điều trị tiểu đường phòng và điều trị các biến chứng được người bệnh áp dụng. Đó là điều trị bằng Tây y, điều trị bằng Đông y và điều trị bằng Đông – Tây y kết hợp. Trong đó, pương pháp Đông – Tây y kết hợp được các chuyên gia khuyên dùng vì phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của 2 phương pháp.

2.3 Khó khăn trong điều trị tiểu đường là gì ?

Tiểu đường đang có tốc độ gia tăng nhanh chóng với mức độ “ phủ sóng ” cao, không giới hạn độ tuổi, giới tính nào. Tuy nhiên việc điều trị bệnh tiểu đường thực sự gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp, mất nhiều công sức, ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi bệnh nhân.

► Hạ đường huyết quá mức :

Tình trạng hạ đường huyết quá mức có nghĩ là đường máu xuống thấp hơn mức bình thường. Hạ đường huyết kiến người bệnh mệt lã, vã mồ hôi, run tay chân, chóng mặt, hạ huyết áp, tim đập nhanh, nặng hơn thì trụy tim mạch, mất ý thức, hôn mê. Nghiêm trọng hơn, nếu không cấp cứu và điều trị hịp thời trong 30 phút có thể dẫn dến tử vong. Các yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết.

- Dùng thuốc hạ đường huyết quá liều

- Người bệnh tiểu đường kiêng khem quá mức

- Người bệnh không ăn uống nhưng vẫn dùng thuốc hạ đường huyết

- Dùng liều insulin chưa thích hợp

► Dùng thuốc thường xuyên nhưng đường huyết cao, không ổn định

Nhờn thuốc, kháng thuốc :

Mới đầu, người bệnh sử dụng 1 loại thuốc đã có hiệu quả. Tuy nhiên, một thời gian sau sử dụng 2 -3 loại nhưng đường huyết vẫn cao. Cứ như vậy, khi tăng liều đến một giới hạn chó phép, nhưng đáp ứng của cơ thể rất kém, dẫn đến tình trạng lờn thuốc,kháng thuốc.

Hậu quả : phải đổi nhiều loại thuốc làm cuộc sống phức tạp, tăng chi phí điều trị, tăng thể bệnh nặng, biến chứng, tăng tác dụng.

Tiểu đường kèm mỡ máu :

Bệnh tiểu đường và mỡ máu cao ( rối loạn lipid máu ) là hai sát thủ thường đi song hành với nhau. Người bị bệnh tiểu đường thường có nồng độ mỡ trong máu cao và ngược lại.

Khi đường huyết trong máu cao sẽ tạo thành lớp bao phủ lên các thụ thể chuyên loại bỏ LDL – c ( một loại mỡ máu xấu ) tại gan, làm gan không thể loại bỏ được cholesterol, dẫn đến tình trạng cholesterol sẽ tăng cao, độ nhớt của máu tăng sẽ làm tăng sự lắng đọng và bám dính của tế bào mỡ vào ngành mạch, tạo nên các mảng xơ vữa và làm cho thành mạch bị hẹp dần lại

Ngược lại, khi mỡ máu tăng cao, mỡ máu xấu sẽ kháng lại hormon insulin – nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra để để điều hòa chuyển hóa đường, làm người bệnh dễ bị tiểu đường hoặc làm cho người bệnh tiểu đường nặng hơn.

Người bệnh tiểu đường có kèm mỡ máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch từ 2 – 4 lần, tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ từ 2 – 6 lần, tăng nguy cơ bị tổn thương mạch máu gấp 10 lần so với bệnh nhân tiểu đường thông thường.

► Gặp tác dụng phụ

Các loại thuốc điều trị tiểu đường được ví như “ con dao hai lưỡi “ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe vốn yếu ở người bệnh tiểu đường. Bên cạnh tác dụng điều trị bệnh, việc sử dụng lâu dài thuốc điều trị tiểu đường có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Gây hạ đường huyết :

Tình trạng đường huyết bị hạ thấp quá mức người bệnh bị bủn rủn tay chân, vã mồ hôi, lạnh hoặc nặng hơn có thể bị hôn mê sâu.

 Dị ứng thuốc :

Dị ứng thuốc với sự xuất hiên của ban mẫn nứa trên da, sưng phù nề mắt và mặt. Người bệnh khi thấy có biểu hiện trên cần hỏi ý kiến bác sĩ để được ngưng dùng thuốc hoặc đucợ thay thế bằng loại thuốc khác.

Rối loạn tiêu hóa :

Đầy bụng hoặc tiêu chảu là tác dụng phụ rất phổ biến và thường gặp ở người bệnh tiểu đường

Hại gan thận :

Các nhà khoa học nghiên cứu phát hiện nhiều loại thuốc điều trị tiểu đường nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan thận cho người bệnh, khiến người bệnh mắc thêm bệnh về gan và chứng suy thận.

Giữ nước và có thể gây tác dụng xấu cho bệnh nhân suy tim :

Một số loại thuốc tiểu đường như rosiglitazone và pioglitazone được cảnh báo không nên sử dụng cho bệnh nhân suy giảm chức năng tim vì chúng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.

Tình trạng đường huyết bị hạ thấp quá mức người bệnh bị bủn rủn tay chân, vã mồ hôi, lạnh hoặc nặng hơn có thể bị hôn mê sâu.

Vòng luẩn quẩn trong điều trị tiểu đường

cach-dieu-tri-tieu-duong

 Khó thực hiện ăn kiêng

Ăn kiêng nhưng đường huyết vẫn cao

Khó thực hiện theo chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh tiểu đường

Với nhiều rủi ro mà thuốc hóa dược điều trị tiểu đường gây ra cho sức khỏe, người bệnh thận trọng trong việc lựa chọn loại thuốc điều trị. Người bệnh nên khám bác sĩ và dùng thuốc do bác sĩ kê đơn theo đúng liệu trình cần thiết. Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm những chế phẩm giúp hạ đường huyết từ thảo dược thiên nhiên để tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tân dược gây ra..

2.4 Insulin chìa khóa giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Ở một người khỏe mạnh, tuyến tụy sản sinh ra insulin để giúp cơ thể dự trữ và sử dụng đường từ thức ăn được đưa vào. Bệnh tiểu đường xảy ra khi xuất hiện các điều sau đây :

⇒ Khi tuyến tụy không sản sinh insulin.

⇒ Khi tuyến tụy sản sinh rất ít insulin

⇒ Khi cơ thể không phản ứng với insulin như bình thường, gọi là tình trạng “ kháng insulin 

Đái tháo đường là do tuyến tụy suy yếu gây ra thiếu hụt Insulin về số lượng hoặc về chất lượng khiến các tế bào không hấp thụ được đường ( Làm cho người bệnh hoa mắt, chóng mặt, uể oải) dẫn đến tăng đường máu. Vì vậy khiến thận hoạt động mạnh hơn ( Làm cho người bệnh uống nhiều nước, tiểu nhiều lần thời gian dài dẫn đến suy thận) để đào thải đường ra ngoài để cơ thể không bị ngộ độc khiến có đường trong nước tiểu. Trong đông Y “Thận chủ cốt Tủy ” Nếu thận bị suy yếu người tiểu đường dẫn đến nhiều bệnh liên quan đến xương khớp như viêm các khớp, đau vai gáy, trẻ em thì bị còi xương, làm giảm khả năng đàn ông …Muốn ổn định đường huyết để sống khỏe cùng bệnh tiểu đường, cơ thể cần phải được cung cấp đủ lượng in-su-lin cần thiết.

Viên tiểu đường Diagold - tăng cường insulin hỗ trợ ổn định đường huyết

 Xu hướng sử dụng các thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị tiểu đường, giúp ổn định đường huyết và ngăn chặn tiến triển của bệnh ngày càng được các chuyên gia y tế và người bệnh tiểu đường quan tâm. Đặc biệt khi các dược liệu này lại được áp dụng những thành tựu khoa học của thế kỷ mới, công nghệ bào chế hiện đại trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe - viên uống tiểu đường Diagold.

vien-tieu-duong-diagold-ho-tro-dieu-tri-tieu-duong

 

Diagold là sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược kể trên có tác dụng tích cực trong việc cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh tiểu đường.Với cơ chế tác động toàn diện lên toàn bộ quá trình chuyển hóa đường, cùng với công nghệ bào chế hiện đại giúp bảo toàn dược tính thảo dược ở mức cao. TPBVSK Diagold tự hào là sản phẩm không chỉ giúp hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định đường huyết lâu dài, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả, mà còn giúp người bệnh tiểu đường hướng tới việc kéo dài tuổi thọ, gia tăng tinh thần sống vui, sống khỏe cho người bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính và có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trầm trọng tới cuộc sống của người bệnh. Để cải thiện tình trạng bệnh và phòng tránh biến chứng, hãy lựa chọn Diagold ngay hôm nay.

Bạn quan tâm sản phẩm viên uống tiểu đường Diagold xin vui lòng liên hệ tới số 0915 444 020 hoặc tìm hiểu thêm thông tin TẠI ĐÂY 

Với những thông tin chia sẽ trên đây, chúng tôi mong muốn mang đến cho những người bệnh tiểu đường những thông tin quan trọng và bổ ích, giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường các biến chứng có thể xảy ra, cách điều trị hiệu quả nhằm chủ động ngăn ngừa biến chứng và bảo vệ sức khỏe lâu dài, gúp người bệnh sống lâu, sống khỏe với căn bệnh này.

Hotline tư vấn và chăm sóc sức khỏe tiểu đường

 


 

Giải pháp đột phá hỗ trợ giảm đường huyết từ thảo dược
DIAGOLD - sản phẩm chuyên biệt trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường với thành phần từ thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định đường huyết, ngăn ngừa biên chứng tiểu đường. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm - Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc
Đặt mua hạ đường Diagold tại đây

Alternate Text

  • Giá chỉ 350.000 đồng/hộp
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1.750.000 đồng
HOTLINE tư vấn: 0915.444.020 - 0961.999.020 - Miễn phí giao hàng toàn quốc
Tin khác

Bệnh tiểu đường là căn bệnh thuộc nhóm mãn tính và phổ biến ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo đó, tỷ lệ người mắc bệnh ngày một gia tăng ở người lớn, thậm chí người trẻ tuổi. Do vậy vấn đề về điều trị căn bệnh này đang rất được quan tâm và câu hỏi lớn được đặt ra là: Bệnh tiểu đường có trị được không? và điều trị bằng cách nào?

Với sự phát triển của công nghệ cấy tế bào gốc, do đó phương pháp điều trị tế bào gốc đa được ứng dụng trong các bệnh khác nhau. Trong đó, điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc là phương pháp có khả năng tác động và bảo vệ các tế bào còn khỏe mạnh bên trong cơ thể không bị ảnh hưởng. Đồng thời, làm giảm thiểu được các biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra.

Theo các chuyên gia cho thấy phụ nữ mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch. Thậm chí còn có các biến chứng lên mắt, thận và hệ thần kinh (gây ra bệnh trầm cảm).

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là giai đoạn toàn phát biến chứng. Khi mà các cơ quan nội tạng trong cơ thể đã bị ảnh hưởng lớn từ việc lượng đường trong máu tăng cao.

Lá sung trị tiểu đường được không ? có hiệu quả không ? mời bạn cùng tìm hiểu nhé !

Yếu sinh lý bệnh tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tình trạng này ảnh hưởng không chỉ ở sức khỏe sinh lý của nam giới mà bao gồm cả nữ giới. Vậy nguyên nhân vì sao bệnh tiểu đường gây nên yếu sinh lý và cách khắc phục như thế nào?

Việc nhận biết những dấu hiệu của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu sẽ giúp người bệnh giảm được những nguy cơ tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng của bệnh và tăng cơ hội đẩy lùi bệnh. Đồng thời, giúp bạn có kế hoạch chữa trị hiệu quả khi mắc phải bệnh tiểu đường. Vậy làm sao có thể nhận biết sớm về bệnh và cách điều trị như thế nào?

Bệnh tiểu đường làm mờ mắt nếu để lâu dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mắt, nghiêm trọng là bệnh võng mạc.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 5 triệu người bị tiểu đường. Trong số đó, khoảng 4 – 10% bệnh nhân sẽ gặp phải biến chứng loét bàn chân. Chăm sóc loét bàn chân bệnh tiểu đường không phải là quá khó. Tuy nhiên, nếu không biết làm đúng cách, loét có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, buộc người bệnh phải cắt cụt chi.

Thuốc điều trị tiểu đường type 2 là loại thuốc không thể thiếu với sức khỏe người tiểu đường. Tùy vào tình trạng sức khỏe bệnh lý kèm theo sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Vậy các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2 nào đang được sử dụng phổ biến, hãy cùng tìm hiểu nhé !

MỜI BẠN BÌNH LUẬN HOẶC ĐẶT CÂU HỎI

Mua hàng