10/23/2019 4:27:12 PM
Thừa cân, béo phì đang gia tăng và trở thành một vấn đề sức khỏe ở Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn chuyển hóa và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Vậy rối loạn chuyển hóa có phải là "cửa ngõ" của bệnh tiểu đường không? Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh là gì? Các thông tin trong bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn.
Hội chứng rối loạn chuyển hóa bao gồm 1 nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp lại trên một người bệnh: tình trạng béo bụng; rối loạn lipid máu (tình trạng rối loạn các chất béo trong máu như triglycerid máu cao, HDL-C máu thấp, LDL-C cao, tạo nên mảng xơ vữa ở thành động mạch); tăng huyết áp; tình trạng kháng insulin hoặc không dung nạp đường (tình trạng cơ thể không thể sử dụng insulin và đường một cách hiệu quả); tình trạng tiền đông máu (tăng fibrinogen và chất ức chế plasminogen hoạt hóa PAI-1 cao trong máu); tình trạng tiền viêm (CRP tăng cao trong máu).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) áp dụng chẩn đoán khi người bệnh có từ 3 yếu tố trở lên trong các yếu tố sau
- Nam có vòng bụng ≥ 90cm, nữ có vòng bụng ≥ 80cm.
- Triglycerid máu ≥ 150mg/dl
- HDL-C < 40mg/dl (nam) và <50mg/dl (nữ).
- Huyết áp ≥ 130/· 85mmHg.
- Tăng glucose máu khi đói ≥ 100mg/dl.
Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không tự sản xuất được hormone insulin hoặc hàm lượng insulin đủ nhưng không hoạt động bình thường. Sự thiếu hụt insulin khiến lượng đường trong máu tăng vượt quá mức cho phép. Đến một mức nào đó khi vượt ngưỡng hấp thụ của thận thì lượng đường bên trong máu sẽ tự đào thải thông qua nước tiểu gây ra bệnh tiểu đường.
Chỉ số đường huyết (nồng độ glucose trong máu) quá cao trong thời gian dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
· Rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protein, lipied.
· Tổn thương các cơ quan bên trong, đặc biệt ở tim, mạch máu, mắt, thận và hệ thần kinh.
Điều bạn cần biết : Phải làm gì khi bị tiểu đường ? tiểu đường có nguy hiểm không ?
Mục đích hàng đầu của xử trí lâm sàng hội chứng rối loạn chuyển hóa là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và mắc đái tháo đường týp 2. Tiếp đó, việc điều trị hàng đầu là làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng như: ngừng hút thuốc lá, giảm cholesterol máu, điều trị tăng huyết áp và điều trị đái tháo đường.
Để quản lý trước mắt và lâu dài các yếu tố nguy cơ thì việc điều chỉnh lối sống là can thiệp hàng đầu để giảm các yếu tố nguy cơ mắc Hội chứng rối loạn chuyển hóa. Việc can thiệp để điều chỉnh các thói quen có hại cho sức khỏe bao gồm:
- Giảm cân nặng để đạt được cân nặng lý tưởng (BMI 18,5 - 22,9kg/m2).
- Tăng cường hoạt động thể lực, với đích cần đạt là phải hoạt động thể lực mức độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần
- Có thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe như ăn ít chất béo bão hòa, ít cholesterol.
- Thể dục đều đặn 30 - 60 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải như là đi bộ
- Giảm 5 - 10% trọng lượng cơ thể giúp làm giảm nồng độ insulin, giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế chất béo có hại, tăng cường rau hoa quả, cá và các loại hạt
- Ngừng hút thuốc lá. Thuốc lá làm tăng đề kháng insulin
Ngoài những biện pháp thay đổi lối sống và lựa chọn chế độ luyện tập phù hợp, mọi người cũng nên thường xuyên thăm khám sức khoẻ thường xuyên để có thể tầm soát phát hiện bệnh kịp thời. Từ đó, sẽ tìm ra cho mình hướng phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Bệnh tiểu đường là căn bệnh do rối loạn chuyển hoá mãn tính và hiện nay vẫn chưa có phương nào điều trị triệt để, Tuy nhiên nó hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng cách tuân thủ chế độ điều trị, dùng thuốc, áp dụng chế độ ăn uống vận động hợp lý.
Đồng thời, việc bổ sung Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diagold cũng là một phương pháp giúp hỗ trợ phòng ngừa và kiểm soát đường huyết hiệu quả cho người bị tiểu đường. Với chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược, DiAgold được xem là giải pháp tốt giúp hỗ trợ cải thiện và cân bằng những rối loạn chuyển hoá đường.
Hồng Loan
Thuốc tiểu đường thuốc Glucobay được áp dụng cho bệnh tiểu đường tuýp 2, giúp ổn định đường huyết trong thời gian dài.
Tiểu đường và những biến chứng liên quan của căn bệnh này đã trở thành mối đe dọa đến sức khỏe của rất nhiều người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Vì vậy việc tìm hiểu thông tin về tiểu đường ở người già cũng như cách chăm sóc phù hợp chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh nhân.
Điều trị tiểu đường không dùng thuốc sẽ giúp người bệnh hạn chế gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Đồng thời đỡ tốn kém và cũng rất hiệu quả.
Tặng quà vào dịp Tết là thói quen truyền thống không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam. Đó là thói quen mà hầu như năm nào những người con xa xứ, người cháu xa quê... cũng muốn dành tặng những món quà thật ý nghĩa đến người thân, gia đình, bạn bè cùa mình. Thật dễ dàng nếu lựa chọn quà cho người bình thường nhưng đối với người bệnh tiểu đường thì sao ? Chế dộ ăn uống người bệnh tiểu đường rất kiêng khem, do đó nên mua quà gì làm quà Tết tặng người bệnh tiểu đường đây ?. Đùng lo lắng, hãy tham khảo bài viết dưới đây để có sự lựa chọn phù hợp nhé !
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh nếu kiểm soát được đường huyết nằm trong giới hạn an toàn và giảm thiểu tối đa nguy cơ phát triển các biến chứng bằng sự trợ giúp của y học cùng với lối sống khoa học : dinh dưỡng lành mạnh, vận động hợp lý, giữ tinh thần thoái mái, kiểm soát cân nặng...
Người cao tuổi bị tiểu đường dễ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với người trẻ tuổi. Do đó, người bệnh và người chăm sóc cần nắm rõ những lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Tiểu đường là căn bệnh giết người thầm lặng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không biết kiểm soát bệnh tốt. Bên cạnh chế độ ăn phù hợp; thường xuyên tập luyện thể thao thì việc nên ăn, ngủ vào giờ nào cũng được nhiều băn khoăn. Mời tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kiến thức để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Kháng insulin có thể khiến đường huyết tăng cao, tăng nguy cơ tiến triển bệnh đái tháo đường type 2 và gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Những người bị béo phì, tăng huyết áp, cholesterol cao… sẽ có nguy cơ cao bị kháng insulin.Vì vậy mà việc giảm đề kháng Insulin được xem là phương pháp điều trị tối ưu nhất dành cho người bị tiểu đường tuýp 2.
Bệnh tiểu đường là loại bệnh nguy hiểm và đang xuất hiện phổ biến đến mức đáng báo động. Không dừng lại ở đó, khi một người mắc bệnh tiểu đường lại không may kèm thêm một căn bệnh khác, thì mức độ nguy hiểm lại tăng lên nhiều lần, nhất là đối với bệnh Gout. Chính vì thế, người bệnh cần trang bị cho mình những kiến thức cũng như cách phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường kèm theo bệnh gout để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.
Máy đo đường huyết cá nhân giúp bạn kiểm tra lượng đường trong máu, thông báo cho bạn về chỉ số đường huyết quá thấp hoặc quá cao so để từ đó có biện pháp kịp thời điều trị. Ngoài ra, thiết bị này còn có thể theo dõi chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể chất, độ căng thẳng, bệnh tật cũng như những ảnh hưởng đến đường huyết. Do đó, máy đo đường huyết cá nhân rất quan trọng và cần thiết đối với người tiểu đường