2/25/2019 9:20:28 AM
Trái cây là siêu thực phẩm không thể thiếu đối với bệnh nhân tiểu đường, nhưng loại trái cây nào là thích hợp, loại trái cây nào ăn vào không những giúp ổn định đường huyết mà còn giúp hổ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé
Có thể nói trái cây là một nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với người bệnh tiểu đường.Vì nó không chỉ là nguồn cung cấp chất chống oxy hoá tuyệt vời mà còn cung cấp nguồn khoáng vi lượng phong phú cho cơ thể.
Mặt khác, trái cây còn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp hạn chế sự tăng đường máu sau khi ăn ở bệnh nhân đái tháo đường, phòng chống tăng cholesterol và phòng chống ung thư trực tràng.
Những hoa quả tươi có chứa nhiều vitamin C, các muối khoáng, nước, các chất xơ thực vật và chất đường hoa quả frutoza rất có lợi cho sức khoẻ vì nó được ruột hấp thu chậm hơn so với đường gluco, nên hàm lượng đường trong máu tăng chậm.
Thế nhưng không phải vì thế mà người bệnh tiểu đường cứ ăn trái cây một cách vô tội vạ, mà cần phải tuỳ theo sức khoẻ của mình mà có thể chọn ăn loại nào và số lượng bao nhiêu là thích hợp nhất, vì nếu ăn quá nhiều trái cây có đường frutoza thì hàm lượng đường trong máu cũng tăng lên.
Người bị tiểu đường nên lưu ý chỉ số dường huyết khi ăn trái cây
Hầu hết người bệnh đái tháo đường thường ngại ăn những loại trái cây ngọt như xoài, nho, thơm. Họ thường ăn những trái cây ít ngọt như táo, đu đủ, bưởi, thanh long để kiểm soát tốt đường huyết.
Nhưng điều quan trọng với bệnh nhân tiểu đường không phải là ăn loại trái cây có độ ngọt nhiều hay ít mà là ăn với lượng bao nhiêu để không lo lắng về việc tăng đường huyết. Người bệnh tiểu đường có thể ăn trái cây theo cách sau :
Khi chưa kiểm soát được lượng đường trong máu :
+ Hàm lượng đường trong máu lúc bụng rỗng > 11,1 mmol/ lit ( 200 mg/ dl ) thì tuyệt đối cấm ăn trái cây.
+ Hàm lượng đường trong máu > 8,4 mmol/ lit ( 150 mg/dl ) thì có thể ăn một ít trái cây, nhưng tốt nhất vẫn là không nên ăn.
+ Khi kiểm soát hàm lượng đường trong máu tương đối chắc, người bệnh tiểu đường khống chế được hàm lượng đường trong máu một cách ổn định rồi thì hàm lượng đường trong máu lúc bụng rỗng < 7,8 mmol/lit ( 100 mg/dl ) thì có thể ăn một chút trái cây vào lúc hai bữa cơm.
Nếu người bệnh tiểu đường ăn trái cây ngay sau bữa ăn thì dễ dàng bị tăng hàm lượng đường trong máu ngay.
Cảnh báo : Tăng đường huyết khi điều trị tiểu đường có nguy hiểm không ?
Thuốc điều trị tiểu đường loại nào tốt nhất
Để người bệnh tiểu đường ăn trái cây mà vẫn ổn định đường huyết thì tốt nhất là người bệnh cần lựa chọn những trái cây có chỉ số đường huyết thấp, vì sau khi ăn những thực phẩm này chỉ số đường huyết của người bệnh chỉ tăng ít hoặc chỉ tăng rất từ từ. Căn cứ vào chỉ số đường huyết của những loại trái cây dưới đây người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn cho mình như :
Người bệnh tiểu đường nên ăn những loại trái cây nào
Chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hoá và các dưỡng chất thực vật lành mạnh. Trong đông y thì táo còn có tính lương, trừ phiền, thanh nhiệt, chống khát. Ăn táo giúp cải thiện lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Chứa nhiều viatmin, giàu viatmin C và khoáng chất, các dưỡng chất thực vật. Bưởi có tính mát, vị chua ngọt, ích khí khai vị, chống ho, tiêu đờm, nhuận tràng thông tiện. Ăn bưởi giúp giảm cân, giảm đề kháng insulin, giảm cholesterol trong máu rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Chứa nhiều viatmin C, B1, B2, ngoài ra còn có canxi, photpho, sắt, và nhiều loại axit amin khác nhau, mặt khác mận có tính bình, vị ngọt hơi chua, thanh nhiệt, tiêu khát, mận có thể kích thích sự tiết dịch và men tiêu hoá, tăng nhu động dạ dày và ruột, thích hợp chữa trị các bệnh nóng trong, họng khô, môi rát, miệng khô, rất thích hợp với bệnh nhân tiểu đường, ngoài ra hạt mận còn có thể phơi khô, tán bột, uống với nước giúp bệnh nhân ngăn ngừa tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần.
Đu đủ chứa nhiều vitamin A, C, canxi, magiê, sắt…nhiều chất xơ, giúp bạn tránh khỏi bệnh tim. Vì có thuộc tính hạ đường huyết, đu đủ có thể ngăn ngừa bệnh tim liên quan tới tiểu đường.
Chứa hàm lượng viatmin C cao, vitamin nhóm B, nhiều kali, axit citric, nhiều dưỡng chất thực vật, và là nguồn cung cấp chống oxy hoá tuyệt vời. Cam giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch và cam được xem là loại quả rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Chứa nhiều vitamin A và C, kali và nhiều chất xơ, người bị tiểu đường có thể dùng đào chung với đá nghiền và một chút húng quế hoặc gừng.
Chứa nhiều kai, chất xơ và vitamin C, có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường.
Xem thêm >>> Bệnh tiểu đường uống lá cây gì để cải thiện lượng đường huyết
Tiểu đường - nguyên nhân cách điều trị hiệu quả ?
Người bị tiểu đường nên hạn chế uống nước ép trái cây
Thực tế, người bệnh tiểu đường có thể ăn tất cả các loại trái cây nhưng trước khi ăn người bệnh nên cân nhắc phân biệt giữa không nên và hoàn toàn không ăn.
Đối với những loại trái cây có chứa hàm lượng đường cao ( chỉ số đường huyết cao ) thì người bệnh nên hạn chế ăn vì nó sẽ làm cho đường huyết của người bệnh tăng nhanh và tăng cao.
Ví dụ như ăn dưa hấu thì cũng giống như uống nước đường dễ làm cho hàm lượng đường trong máu tăng lên. Nho chứa nhiều đường glucose, nên nó thấm trực tiếp vào máu mà không cần phải thông qua quá trình tiêu hoá, do đó hàm lượng đường trong máu sẽ tăng rất nhanh.
Đối với những trái cây ngọt, người bệnh tiểu đường nên ăn khoảng 150 – 200g mỗi ngày để cơ thể không bị thiếu hụt các nhóm chất cần thiết nhưng không bị thừa.
Khi ăn trái cây, người bệnh tiểu đường nên ăn trực tiếp tránh xay hoặc ép thành nước để uống vì sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng chất xơ tự nhiên có trong trái cây.
Bên cạnh đó người bệnh không nên ăn các loại hoa quả phơi, đóng hộp, chuối sấy khô…vì các loại này thường chứa nhiều đường nhân tạo và chất bảo quản…rất có hại cho bệnh nhân tiểu đường.
Khi ăn trái cây người bệnh tiểu đường cần chú ý những vấn đề sau :
+ Người bệnh nên vừa ăn vừa lắng nghe cơ thể xem phản ứng thế nào sau mỗi lần ăn.
+ Ăn đa dạng các loại trái cây chứ không ăn một loại nhằm cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể.
+ Không được ăn hàm lượng trái cây lớn trong một lần ăn.
+ Tốt nhất nên ăn trái cây cách bữa chính 2 tiếng, không thay thế bữa chính.
+ Nên ăn nguyên quả để cơ thể hấp thu chất xơ dồi dào, tránh ép nước uống vì sẽ làm đường huyết tăng rất nhanh.
+ Khoảng cách mỗi lần ăn hoa quả trong một ngày tối thiểu ít nhất 6 tiếng đồng hồ.
+ Người bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả có chỉ số GI thấp ( dưới 55 ).
Hiểu biết đầy đủ về bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ giúp bạn có thể lựa chọn thực phẩm thông minh, xây dựng được chế độ dinh dưỡng hợp lý, góp phần làm tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ biến chứng suy thận, suy tim, mù mắt, hoại tử chi.. ở người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng thêm thảo dược phòng biến chứng như nấm linh chi, dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn, sinh địa...… Bổ sung các thành phần hoạt chất có trong thảo dược sẽ giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường nhờ làm giảm đường huyết, chỉ số HbA1c ( Chỉ số đánh giá và kiểm soát biến chứng) giúp phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng của bệnh tiểu đườn. Nhiều người bệnh tiểu đường nhờ kiên trì và lạc quan trong điều trị bệnh đã có thể cải thiện được sức khỏe, phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
Tpbvsk Diagold bí quyết sống khỏe cùng bệnh tiểu đường
Mời bạn xem thêm : Báo chí nói gì về viên uống tiểu đường Diagold
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm Bộ y tế của sản phẩm Diagold
Chia sẽ người dùng : Nhờ có Diagold - Tôi đã ổn định đường huyết
Hy vọng với bài viết trên đây đã giúp bệnh nhân tiểu đường giải đáp được một số thắc mắc về việc người bệnh tiểu đường có ăn được trái cây ngọt không, người bệnh tiểu đường nên ăn loại trái cây nào để ổn định đường huyết, cũng như cách ăn trái cây như thế nào là tốt nhất. Hẹn gặp các bạn ở bài viết tiếp theo nhé !
Chúc bạn nhiều sức khỏe, may mắn và bình an !
Hồng Loan
Theo các bác sĩ thì người mắc tiểu đường kể cả tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể uống ngũ cốc. Vì thế, không cần quá đắn đo tiểu đường có uống ngũ cốc được không.
Vải là một trong những loại trái cây tốt cho những người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nên ăn vải ở một mức vừa phải, tránh việc vải tương tác với một số loại thuốc tiểu đường hoặc insulin gây ra tác dụng phụ..
Người bệnh tiểu đường có nên ăn sầu riêng không? Đó là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân về loại trái cây này, bởi nó rất ngon và hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
Tiểu đường ăn đu đủ được không hay tiểu đường ăn đu đủ chín được không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Để có câu trả lời cho câu hỏi này mời bạn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé !
Để biết được người tiểu đường có nên ăn bí đỏ được không thì bệnh nhân hãy tìm hiểu những thành phần dinh dưỡng có trong trái bí đỏ trong bài viết dưới đây.
Nước bưởi có thành phần tựa như insulin, giúp hạ đường huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp. Vậy người bệnh tiểu đường ăn bưởi như nào cho đúng, có cần lưu ý gì khi ăn bưởi không ?
Khoai mì hay còn gọi là củ sắn được trồng nhiều ở các vùng nông thôn Việt Nam và xem như là món ăn hàng ngày của người dân. Khoai mì chứa rất nhiều tinh bột vậy người bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không ?
Dứa là loại trái cây phổ biến, ngon và vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên vì dứa tương đối ngọt nên bạn băn khoăn tiểu đường có ăn dứa được không hay tiểu đường ăn được dứa không ? Mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây
Kiểm soát chế độ ăn uống được coi là yếu tố cơ bản nhất để duy trì lượng đường cần thiết trong máu ở người bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường ăn cháo được không ? người bệnh tiểu đường ăn cháo gì tốt ? Hãy cùng Diagold tìm hiểu ngay nhé !
Người bệnh tiểu đường uống gì hết? Là câu hỏi nhiều bệnh nhân tiểu đường đặt ra. Bài viết sau sẽ giúp giải đáp vấn đề này: