2/26/2019 3:08:09 PM
Chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lí mỗi ngày là điều kiện để kiểm soát tốt đường huyết, từ đó có thể ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường. Tuy nhiên vấn đề người bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát tốt đường huyết thì không phải người bệnh tiểu đường nào cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé !
Tuỳ theo tình trạng bệnh và tình hình sức khỏe mà mỗi người bệnh mà câu hỏi người bệnh tiểu đường nên ăn gì sẽ được tư vấn và chỉ định của bác sĩ hoặc các chuyên gia. Bên cạnh đó người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh tăng đường huyết, ngăn chặn và làm chậm sự phát triển của các biến chứng bệnh tiểu đường.
+ Ăn đa dạng: Nên tiêu thụ trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa, thay đổi thực đơn trong ngày.
+ Ăn uống chứng mực, điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
+ Nên chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ ( nếu cần )
+ Ăn thức ăn nguyên chất, ít qua sơ chế: Việc chế biến qua nhiều công đoạn sẽ khiến thức ăn mất đi nhiều chất dinh dưỡng vốn có. Do đó người bệnh tiểu đường được khuyến khích nên ăn đồ luộc thay vì đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
+ Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp ( chỉ số GI) hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
Về nguyên tắc để xây dựng thực đơn dành cho người bệnh tiểu đường vừa đảm bảo sức khỏe vừa duy trì đường huyết ổn định thì người bệnh bệnh cần phải hạn chế chất đường bột, điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa.
Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường cần phải biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, Sau đây là một số gợi ý nhóm thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên ăn :
Chế độ ăn uống với đầy đủ các nhóm dưỡng chất giúp duy trì sức khỏe tốt người bệnh tiểu đường
Nhóm bột đường :
Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.
Các loại thực phẩm như bmì, khoai sắn...chứa nhiều tinh bột nên nếu người bệnh tiểu đường ăn thì phải cắt giảm hoặc cắt cơm.
Các loại thịt cá, thịt nạc, thịt ít mỡ, thịt gia cầm bỏ da, các loại đậu đỗ...là những thực phẩm mà người tiểu đường nên ăn.
Các loại thực phẩm thuộc nhóm chất béo bão hòa như dầu đậu nành, dầu đậu phộng, dầu oliu, dầu cá, mỡ cá...là những thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên ưu tiên khi thực hiện chế độ ăn của mình.
Bổ sung nhiều rau hơn vào thực đơn dành cho người tiểu đường là một trong những cách giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Người bệnh có thể chế biến như ăn sống, hấp luộc, hoặc trộng salad với nước sốt không chứa nhiều chất béo.
Các loại trái cây tươi, trái cây ít ngọt như táo, lê, bưởi, cam, quýt, mận, kiwi, thanh long....là những loại quả mà người bệnh tiểu đường nên ăn, vì chúng không những cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất mà còn chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa rất tốt cho người bệnh tiểu đường trong việc kiểm soát đường huyết. Lưu ý khi ăn trái cây người bệnh tiểu đường nên ăn nguyên quả, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa hoặc chế biến thành nước ép, sấy khô...
Người mắc bệnh tiểu đường có hàm lượng đường máu luôn cao. Do đó, người bệnh tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm carbohydrat, đồng thời kiểm soát tốt lượng carbohydrat mà cơ thể tiêu thụ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập trung vào những thực phẩm có tác dụng ổn định huyết áp, ổn định hàm lượng cholesterol cũng như trọng lượng cơ thể nhằm tránh những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra
Một số thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn để ổn định đường huyết
Các loại đậu như đậu nành, đậu tương, đậu phộng ( lạc ), đậu Hà Lan... có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 47 %, giúp ổn định đường huyết.
Ngũ cốc nguyên cám được xem là sự lựa chọn tốt nhất mà người bệnh tiểu đường nên ăn, các loại ngũ cốc có thể kể đến như yến mạch nguyên hạt, lúa mạch nguyên hạt, gạo lứt, hạt kê. Đây là thực rất giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất đa vi lượng như magie, sắt, folate....rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.
Rau xanh là nguồn cung cấp chất oxy hóa tuyêt vời giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, bảo vệ mắt, đây là yếu tố góp phần ngăn chặn nguy cơ xảy ra biến chứng tiểu đường. Ngoài ra, rau xanh còn chứa rất nhiều chất xơ,, vitamin C, A, E, K, sắt, canxi, kali… có tác dụng kháng viêm rất tốt, rất phù hợp với người bệnh tiểu đường. Các loại rau xanh người bệnh tiểu đường nên ăn là : rau cải xanh, bông cải xanh, rau bina, rau hẹ, mồng tơi...
Gợi ý thứ tự ăn rau xanh mà không tăng đường huyết, khi ăn cơm bạn nên ăn rau và canh trước, sau đó hãy ăn cơm và thức ăn sau, cách này sẽ giúp đường trong máu tăng chậm và giảm cảm giác đói.
Bổ sung rau củ quả giúp kiểm soát đường huyết và nâng cao hiệu quả điều trị
Nếu như rau xanh rất tốt cho người tiểu đường thì các loại củ quả như cà chua, cà rốt, bí đỏ, bí xanh, ớt chuông...cũng mang lại lợi ích không kém. Chúng là nguồn thực phẩm bổ sung nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, và đặc biệt là chỉ số đường huyết thấp ( GI ), nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Cá là loại thực phẩm không thể thiếu trong các loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên ăn. Thường xuyên bổ sung cá vào chế độ ăn hàng tuần ( nên ăn 2 bữa mỗi tuần ) với các loại cá béo giàu Omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá thu, ,… giúp giảm cải thiện chức năng hoạt động của động mạch, bảo vệ các tế bào mạch máu từ đó giảm nguy cơ xảy ra biến chứng tiểu đường như tim mạch, đột quỵ, tai biến mạch máu não.
Người bệnh tiểu đường nên chế biến ở dạng hấp luộc, hạn chế chiên nhiều dầu mỡ. Nếu người tiểu đường có kèm theo bệnh Gout thì thay thế các loại cá trên bằng các loại cá đồng như cá diêu hồng, cá lóc, cá trê...
Các loại trái cây như cam, bưởi, thanh long, ổi, xoài, chuối, các loại quả mọng như dâu tây, việt quất... chứa rất nhiều chất xơ, chất oxy hóa, giàu vitamin C, folate, kali. Người bệnh tiểu đường bổ sung thường xuyên những loại trái cây này giúp bảo vệ tim mạch, đào thải mỡ máu, giảm cholesterol – bệnh thường gặp ở người bệnh tiểu đường.
Tuy trái cây rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường nhưng trái cây là loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng nên việc ăn ngay sau khi ăn cơm sẽ gây tăng đường huyết. Do đó, để hạn chế tình trạng này, bạn cần phải biết ăn đúng cách, ăn sau ăn bữa chính 1-2 giờ với số lượng vừa phải trong mỗi lần ăn.
Các loại hạt như hạt chia, hạt bồ đào, hạt hanh nhân, hạt óc chó...bổ sung nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh đặc biệt chúng cũng chứa ít carbohydrate. Các loại thực phẩm này được xếp vào nhóm thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên ăn, vì chúng không những làm giảm lượng đường huyết mà còn làm giảm lượng cholesterol xấu ( LDL ) – nguyên nhân gây bệnh mỡ máu và béo phì.
Các loại sữa chua sữa ít béo chứa nhiều canxi, vitamin D nên việc sổ sung sữa thường xuyên sẽ giúp xương răng chắc khỏe, đường huyết được kiểm soát và ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra biến chứng tiểu đường.
Nếu việc thực chế độ ăn uống nghiệm ngặt khiến cho bữa ăn của người bệnh tiểu đường trở nên mất ngon, Vì vậy, nếu người bệnh cảm thấy thức ăn quá chán thì người bệnh nên nêm nếm thêm các loại gia vị như quế, chanh, tỏi, ớt, gừng, rau thơm trong khi chế biến sẽ giúp cho bữa ăn thêm phần ngon miệng.
Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng các loại đồ uống như trà xanh, trà hoa cúc, trà tim sen, nước suối...
Bên cạnh việc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ ăn, giữa cái gì mà người bệnh tiểu đường nên ăn và không nên ăn. Người bệnh tiểu đường cần lưu ý thêm những vần đề dưới đây nhé.
Áp dụng chế độ vận động thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, dưỡng sinh, chạy bộ... sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường hiệu quả, giảm nguy cơ béo phì, từ đó giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường nên tạo thói quen kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên nhằm theo dõi tình trạng bệnh dễ dàng hơn từ đó giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Rượu, bia, thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều trị bệnh tiểu đường do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng các chất này giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng cho bệnh tiểu đường gây ra.
Tâm trạng căng thẳng, tress kéo dài sẽ làm cho tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh tiểu đường hãy giữ vững tinh thần thoải mái, tâm trạng vui vẻ để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ.
Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường thì ngoài việc áp dụng chế độ ăn uống, vận động kết hợp dùng thuốc thì người bệnh kết hợp các loại thảo dược như Nấm linh chi, dây thìa canh, Mạch môn, Hoài môn, Trạch tả, Ngũ Vị tử...Các loại thảo dược này được chứng minh là có khả năng hkiểm soát bệnh tiểu đường, ổn định lượng đường trong máu. Đồng thời, các dược chất quý còn bồi bổ, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh nguy cơ dẫn đến các biến chứng tiểu đường.
Hy vọng với những chia sẽ xung quanh câu hỏi Người bệnh tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết đã phần nào giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát được đường huyết của mình. Hẹn các bạn ở bài viết tiếp theo nhé !
Theo các bác sĩ thì người mắc tiểu đường kể cả tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể uống ngũ cốc. Vì thế, không cần quá đắn đo tiểu đường có uống ngũ cốc được không.
Vải là một trong những loại trái cây tốt cho những người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nên ăn vải ở một mức vừa phải, tránh việc vải tương tác với một số loại thuốc tiểu đường hoặc insulin gây ra tác dụng phụ..
Người bệnh tiểu đường có nên ăn sầu riêng không? Đó là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân về loại trái cây này, bởi nó rất ngon và hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
Tiểu đường ăn đu đủ được không hay tiểu đường ăn đu đủ chín được không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Để có câu trả lời cho câu hỏi này mời bạn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé !
Để biết được người tiểu đường có nên ăn bí đỏ được không thì bệnh nhân hãy tìm hiểu những thành phần dinh dưỡng có trong trái bí đỏ trong bài viết dưới đây.
Nước bưởi có thành phần tựa như insulin, giúp hạ đường huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp. Vậy người bệnh tiểu đường ăn bưởi như nào cho đúng, có cần lưu ý gì khi ăn bưởi không ?
Khoai mì hay còn gọi là củ sắn được trồng nhiều ở các vùng nông thôn Việt Nam và xem như là món ăn hàng ngày của người dân. Khoai mì chứa rất nhiều tinh bột vậy người bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không ?
Dứa là loại trái cây phổ biến, ngon và vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên vì dứa tương đối ngọt nên bạn băn khoăn tiểu đường có ăn dứa được không hay tiểu đường ăn được dứa không ? Mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây
Kiểm soát chế độ ăn uống được coi là yếu tố cơ bản nhất để duy trì lượng đường cần thiết trong máu ở người bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường ăn cháo được không ? người bệnh tiểu đường ăn cháo gì tốt ? Hãy cùng Diagold tìm hiểu ngay nhé !
Người bệnh tiểu đường uống gì hết? Là câu hỏi nhiều bệnh nhân tiểu đường đặt ra. Bài viết sau sẽ giúp giải đáp vấn đề này: