Chế độ ăn uống và luyện tập

Người bệnh tiểu đường có ăn lạc được không ?


3/12/2019 3:37:10 PM

Để đảm bảo và duy trì sức khỏe tốt thì người bệnh tiểu đường cần phải tuân thủ một chế độ ăn khác biệt hơn so với người bình thường. Người bệnh cần phải biết loại thực phẩm nào nên hạn chế ăn và loại thực phẩm nào nên ăn tích cực để giúp điều trị tốt căn bệnh của mình.Một vấn đề cũng được rất nhiều người quan tâm nhất đó là người bệnh tiểu đường có ăn lạc được không hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé !

Người bệnh tiểu đường có ăn lạc được không ?

Quy tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường cần phải biết ?

Để trả lời cho câu hỏi người bệnh tiểu đường có ăn lạc được không, ăn lạc có tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường thì người bệnh cần phải hiểu rõ những quy tắc dinh dưỡng trong ăn uống sau đây :

   - Sử dụng đa dạng thực phẩm để đảm bảo nhu cầu các chất dinh dưỡng

   - Số lượng thực phẩm vừa đủ với yêu cầu

   - Nên chia thành 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ (nếu cần )

   - Nên ổn định lượng bột đường trong mỗi bữa ăn

   - Hạn chế những món  ăn hầm nhừ xay nhuyễn, chiên nướng

   - Nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp ( chỉ số GI ) hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

Với những quy tắc dinh dưỡng kể trên có thể thấy người bệnh tiểu đường không chỉ phải kiểm soát các thói quen sinh hoạt mà còn phải thường xuyên chăm sóc, duy trì chế độ ăn ổn định, các thực phẩm bổ sung phải đúng liều, đủ lượng...Trong đó, việc lựa chọn thực phẩm là điều mà người bệnh tiểu đường cần phải hết sức cẩn thận. Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên các loại rau, củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các thực phẩm chứa ít muối, ít đường, chất béo bão hòa...

Vậy trong các số loại thực phẩm được nhắc đến, thì người bệnh tiểu đường có ăn được lạc không? Lạc có tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường ? Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé !

 

Điều bạn cần biết :  Bệnh tiểu đường và cách hỗ trợ điều trị hiệu quả

 

Thành phần và công dụng của lạc người tiểu đường nên biết ?

Thành phần

Mỗi hạt lạc chứa nhiều loại dinh dưỡng khác nhau như:

– Chất béo: thành phần này trong hạt lạc được phân vào nhóm hạt dầu, vì vậy trên thế giới có một số lượng lớn được thu hoạch để làm dầu phộng. Trong lạc có đến 44 – 56% chất béo, chủ yếu là không bão hòa đa và đơn, tạo nên axit oleic và linoleic.

– Chất đạm: Lạc có khoảng 22 – 30% calorie, vì vậy được coi là nguồn thực phẩm giàu chất đạm, nhưng vì thành phần chủ yếu là arachin và conarachin lại dễ gây dị ứng với trẻ nhỏ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

- Carbohydrate: Lạc chứa lượng carbohydrate thấp chỉ khoảng 13 – 16% nhưng do giàu tính đạm, ít đường, giàu chất béo, nên có chỉ số đường thấp

- Vitamin và khoáng chất bao gồm : Vitamin E, Niacin, Photpho, Magie,...

Công dụng 

 Lạc ( đậu phộng ) vốn là loại hạt quen thuộc và hay được sử dụng trong các bữa ăn, cụ thể bạn có thể bổ sung lạc vào nhiều món rau, món trộn, gỏi gà, gỏi vịt.... Mặc khác do lạc rất phong phú và thường xuyên được sử dụng nên đây cũng là lý do vì sao nhiều người bệnh tiểu đường thường xuyên thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn lạc được không. Và đây chính là câu trả lời.

Lạc giúp hạ hàm lượng cholesterol trong máu :

    Do có hàm lượng acid cao nên lạc từng bị coi là một thực phẩm không tốt, có thể gây ra béo phì và tiểu đường. Nhưng thực ra, các nhà khoa học đã kết luận, chính acid béo và các chất khác có trong lạc đã làm hàm lượng cholesterol trở về mức an toàn.

 

   Trong lạc có hàm lượng lipid tương đối cao, do vậy luôn bị ngộ nhận là thức ăn có thể dẫn đến béo phì, kỳ thực chất béo trong lạc là acid béo no và không no, đồng thời lại cung cấp chất xơ có ích cho cơ thể, có tác dụng tăng khuyến tán nhiệt lượng của cơ thể, tác dụng đốt cháy cholesterol có hại và dọn sạch mỡ trong đường tiêu hóa

Lạc giúp phòng ngừa bệnh tim mạch :

Theo các nhà khoa học, arginine có trong lạc có tác dụng tích cực trong phòng và điều trị các bệnh tim mạch, ngoài ra arginine cũng tham gia vào quá trình sản xuất oxit nitơ ( NO) một chất đóng vai trò quan trọng trong việc huy động khả năng đề kháng của hệ miễn dịch, thông qua tăng cường sản xuất các đại thực bào.

Hàm lượng acid béo không no và no trong lạc, không chỉ tác dụng thúc đẩy hấp thu các loại đường, protein, các vitamin tan trong dầu, có lợi cho việc duy trì cân bằng nội tiết tố, mà còn có thể khiến cholesterol trong gan phân giải thành muối mật và đồng thời tăng cường bài tiết nó, do vậy, có công hiệu nhất định bảo vệ mạch máu, tim.Một nghiên cứu gần đây cho biết, bơ lạc rất có lợi cho tim, vì chúng sẽ thay thế cho những lipid có hại và những lipid chưa bão hoà, ngoài ra có còn cung cấp chất dinh dưỡng bổ ích cho máu. Bơ lạc chứa lượng vitamin E cao như tất cả các loại đậu sống khác, thành phần dầu chủ yếu trong bơ lạc cũng có tác dụng tốt vì giữ được hàm lượng vitamin.

Ăn lạc giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường :

Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard, phụ nữ ăn lạc ít nhất mỗi tuần làm giảm nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường tới 20 % so với những người ăn ít hoặc không ăn lạc và sản phẩm chế biến từ lạc. Theo các nhà nghiên cứu, điều này đúng với cả nam giới.


 

 Điều bạn cần biết :  Ngô (bắp) có tốt cho bệnh nhân tiểu đường

 

Người bệnh tiểu đường có ăn lạc được không ?

 Để tìm hiểu một loại thực phẩm có ảnh hưởng đến người bệnh tiểu đường hay không thì chúng ta cần phải xem xét và đánh giá trên 2 phương diện chính là: ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết và nguy cơ xảy ra biến chứng tiểu đường.

Ăn lạc có ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết người bệnh tiểu đường

- Hàm lượng carbohydrat ở trong 100g lạc ước tính là khoảng 15-16g. Đây là một lượng không đáng kể và sẽ không ảnh hưởng gì quá mức đến nồng độ đường trong máu.

- Trong lạc chứa nhiều chất xơ (khoảng 9g trong 100g lạc) nên người bệnh tiểu đường ăn lạc sẽ không phải lo lắng về tình trạng đường huyết tăng lên cao.

Ăn lạc có làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường không ?

- Hàm lượng chất béo cao trong hạt lạc (40-50g chất béo trong 100g lạc) chủ yếu là chất béo không no, chưa bão hòa, rất tốt cho sức khỏe hệ tim mạch, không ảnh hưởng đến nguy cơ biến chứng tiểu đường trên tim mạch.

- Mặc khác, do trong lạc chứa nhiều chất béo nên nhiều người đã mắc thắc ăn lạc có ảnh hưởng đến sức khỏe không, người bệnh tiểu đường có ăn lạc được không. Về vấn đề này thì mọi người có thể an tâm khi ăn lạc nhé vì theo nghiên cứu Đại học Y tế công cộng Harvard thì chất béo trong lạc chủ yếu là chất béo chưa bão hòa có tác dụng rất tốt trong việc cân bằng lượng insulin và glucose trong cơ thể.

- Ngoài ra, trong lạc còn chứa đa dạng các thành phần dinh dưỡng như sắt, magie, vitamin, photpho...có tác dụng khống chế cảm giác thèm ăn, tạo cảm giác no lâu điều này cũng sẽ giúp giảm nguy cơ béo phì ở người bệnh tiểu đường.

   Tuy ăn lạc mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho bản thân thì người bệnh tiểu đường cần mua được loại lạc chất lượng, bảo quản tốt, tránh gây hư hỏng, mốc, mất vệ sinh. Khi chế biến người bệnh nên chế biến ở dạng luộc hay nấu chín, hạn chế ráng, chiên xào, tẩm đường…

   Với những lợi ích mà lạc mang lại cho sức khỏe, điều đó không có nghĩa là chúng ta phải ngừng ăn các loại thức ăn khác và chỉ ăn lạc, trái lại ta cần phải biết điều hoà thì mới mong có được một cơ thể khoẻ mạnh và không bệnh tật. Người bệnh tiểu đường cần bổ sung nhiều loại hạt khác như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt chia... bổ sung nhiều omega – 3 để giúp hổ trợ điều trị bệnh tiểu đường một cách tốt nhất nhé !

Tiểu đường thai kỳ có ăn được lạc không?

Đối với người phụ nữ thì lạc là một trong những nguồn thực phẩm dồi dào dinh dưỡng, bổ sung nhiều chất cần thiết cho cơ, có chức năng chống lão hóa và đẹp da. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì lạc giúp lợi sữa nhất là với những sản phụ thiếu sữa, lạc chứa nhiều dầu béo và protein, bởi vậy nếu lượng sữa mẹ không đủ thì việc sử dụng sữa đậu phộng để nuôi dưỡng bé cũng khá hiệu quả.

Còn đối với tiểu đường thai kỳ có ăn được lạc không thì còn phải tùy vào sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ở mức độ được kiểm soát, việc ăn lạc cũng bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như sản phụ bình thường.

 Như vậy với những thành phần và lợi ích của việc ăn lạc được chia sẽ ở trên thì câu hỏi người ăn lạc có lợi hay có hại đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường ăn lạc được không, tiểu đường thai ký có ăn lạc được không ? thì mọi người đều có câu trả lời rồi đúng không nào ! Bên cạnh những hiểu biết về người bệnh tiểu đường không nên ăn gì, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định kết hợp với thói quen sống lành mạnh và thảo dược Đông y để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Đừng ăn kiêng một cách kham khổ vì sợ bệnh nặng hơn, mà thay vào đó, bạn hãy lựa chọn các loại thực phẩm một cách tỉnh táo nhé !                                                        

                                                                                                                                                        

thuoc-tieu-duong-diagold-ho-tro-dieu-tri-benh-tieu-duong

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diagold có thành phần từ thảo dược nhiên nhiên với hơn 9 loại thảo dược quý như Nấm linh chi, Dây thìa canh, Mạch môn, Hoài sơn, Trạch tả, Ngũ Vị tử...có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.

  

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số điện thoại 0915 444 020 hoặc 0961 999 020 để được tư vấn trực tiếp.

 

 


                                  

Giải pháp đột phá hỗ trợ giảm đường huyết từ thảo dược
DIAGOLD - sản phẩm chuyên biệt trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường với thành phần từ thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định đường huyết, ngăn ngừa biên chứng tiểu đường. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm - Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc
Đặt mua hạ đường Diagold tại đây

Alternate Text

  • Giá chỉ 350.000 đồng/hộp
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1.750.000 đồng
HOTLINE tư vấn: 0915.444.020 - 0961.999.020 - Miễn phí giao hàng toàn quốc
Tin khác

Theo các bác sĩ thì người mắc tiểu đường kể cả tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể uống ngũ cốc. Vì thế, không cần quá đắn đo tiểu đường có uống ngũ cốc được không.

Vải là một trong những loại trái cây tốt cho những người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nên ăn vải ở một mức vừa phải, tránh việc vải tương tác với một số loại thuốc tiểu đường hoặc insulin gây ra tác dụng phụ..

Người bệnh tiểu đường có nên ăn sầu riêng không? Đó là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân về loại trái cây này, bởi nó rất ngon và hàm lượng dinh dưỡng rất cao.

Tiểu đường ăn đu đủ được không hay tiểu đường ăn đu đủ chín được không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Để có câu trả lời cho câu hỏi này mời bạn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé !

Để biết được người tiểu đường có nên ăn bí đỏ được không thì bệnh nhân hãy tìm hiểu những thành phần dinh dưỡng có trong trái bí đỏ trong bài viết dưới đây.

Nước bưởi có thành phần tựa như insulin, giúp hạ đường huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp. Vậy người bệnh tiểu đường ăn bưởi như nào cho đúng, có cần lưu ý gì khi ăn bưởi không ?

Khoai mì hay còn gọi là củ sắn được trồng nhiều ở các vùng nông thôn Việt Nam và xem như là món ăn hàng ngày của người dân. Khoai mì chứa rất nhiều tinh bột vậy người bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không ?

Dứa là loại trái cây phổ biến, ngon và vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên vì dứa tương đối ngọt nên bạn băn khoăn tiểu đường có ăn dứa được không hay tiểu đường ăn được dứa không ? Mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây

Kiểm soát chế độ ăn uống được coi là yếu tố cơ bản nhất để duy trì lượng đường cần thiết trong máu ở người bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường ăn cháo được không ? người bệnh tiểu đường ăn cháo gì tốt ? Hãy cùng Diagold tìm hiểu ngay nhé !

Người bệnh tiểu đường uống gì hết? Là câu hỏi nhiều bệnh nhân tiểu đường đặt ra. Bài viết sau sẽ giúp giải đáp vấn đề này:

MỜI BẠN BÌNH LUẬN HOẶC ĐẶT CÂU HỎI

Mua hàng