Cách phòng ngừa và điều trị

Làm sao để nhận biết bệnh tiểu đường giai đoạn đầu ?


7/15/2021 10:54:37 AM

Việc nhận biết những dấu hiệu của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu sẽ giúp người bệnh giảm được những nguy cơ tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng của bệnh và tăng cơ hội đẩy lùi bệnh. Đồng thời, giúp bạn có kế hoạch chữa trị hiệu quả khi mắc phải bệnh tiểu đường. Vậy làm sao có thể nhận biết sớm về bệnh và cách điều trị như thế nào?

Làm sao để nhận biết bệnh tiểu đường giai đoạn đầu ?

 

Theo thống kê của Bộ Y tế trong 10 năm qua, bệnh tiểu đường có số bệnh nhân ngày càng gia tăng và tăng cao 211%. Trên thế giới thì Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất. Đáng chú ý hơn khi tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng. Tuy vậy, nhận biết mình có bị bệnh tiểu đường hay không thì không phải ai cũng biết. Thậm chí một số người có thể bị tiểu đường vài tháng hoặc vài nằm mà không nhận ra vì dấu hiệu xuất hiện không quá rõ. Thế nên, nắm rõ các triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là rất cần thiết và thăm khám để chẩn đoán bệnh tiểu đường sớm nhất có thể. 

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là gì ?

Thực chất, bệnh tiểu đường giai đoạn đầu còn gọi là tiền tiểu đường, đây là giai đoạn nhẹ nhất khi nồng độ đường trong máu từ 7mmol hay 126mg/dL. Đây được xem là giai đoạn chuẩn bị cho sự hình thành bệnh tiểu đường.  Chính vì vậy, khi mức độ đường huyết chưa tăng cao, do đó việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời sẽ đem lại hiệu quả cũng như giảm thiểu rủi ro của bệnh tiểu đường ở những giai đoạn sau. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Phần lớn, giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường chưa rõ ràng và vẫn còn mờ nhạt. Do đó, nếu bạn chú ý một chút thì có thể nhận biết được các dấu hiệu đặc trưng của giai đoạn đầu của bệnh này:

  • Mệt mỏi bất thường: Chính vì cơ thể không thể dùng đường glucose để chuyển hóa thành năng lượng nên cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, uể oải do thiếu hụt năng lượng

  • Thị lực yếu: Lượng đường trong máu tăng cao nên sẽ khiến mắt bạn mờ đi, tình trạng này có thể cải thiện nếu kiểm soát được đường huyết về mức ổn định. 

  • Da bị tối màu: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết và thường xuất hiện ở vùng có nhiều nếp gấp như nách, cổ, khuỷu tay chân, háng,..

  • Vết thương ngoài da lâu lành: Khi trong máu có nhiều đường thì khả năng tuần hoàn, chuyển hóa sẽ giảm đi. Vì vậy, lưu lượng trong máu đến da thấp nên khả năng phục hồi, tái tạo da bị tổn thường kém đi.

  • Đau tê hoặc ngứa ran: Đây là dấu hiệu sớm khi đường huyết cao kéo theo tổn thương hệ thống thần kinh cơ thể, thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân và ngón chân 

Trên đây là những triệu chứng của bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu tiên khi người mắc bệnh. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác thì bạn nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ và đo đường huyết thường xuyên để đảm bảo tốt nhất. Theo đó, nồng độ đường huyết ở mức bình thường nằm trong khoảng an toàn là từ 3,9 - 5,6 mmol/l, nếu lớn hơn 7mmol/l đây là bệnh tiểu đường mãn tính. 

Cách điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu được thực hiện ra sao ?

Sau khi nhận biết được các dấu hiệu của tiểu đường giai đoạn đầu thì cách điều trị cũng dễ dàng và nhanh hơn nhằm kiểm soát đường huyết hiệu quả. Trong đó, sự kết hợp giữa chế độ ăn hợp lý, lành mạnh và luyện tập thể thao thường xuyên giúp bệnh tiểu đường giai đoạn chớm nở này điều trị nhanh hơn. Đồng thời sử dụng thuốc hạ đường huyết hay các thảo dược cũng là cách để ổn định đường huyết. 

Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh: Người bệnh nên tăng cường vận động tập thể dục thường xuyên để đẩy mạnh mức tiêu thụ đường trong cơ thể cũng như cải thiện độ nhạy cảm của hormone giúp điều hòa đường huyết (Lưu ý: không nên tập luyện khi kiểm tra thấy đường huyết quá thấp hay quá cao và xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, vã mồ hôi, đau đầu, buồn nôn, sốt, bủn rủn tay chân,..) Song với đó là có chế độ ăn uống đúng cách, hợp lý như không ăn quá nhiều chất đường bột, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt và uống nhiều nước.

Đối với phương pháp điều trị thì có rất nhiều loại thuốc dành cho người bệnh tiểu đường nhưng bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có kế hoạch điều trị đúng và hướng dẫn chi tiết cụ thể nhất. 

Vì vậy, bệnh tiểu đường giai đoạn đầu tuy chưa gây nguy hiểm gì nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ là cách giúp bạn ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường. Cùng với đó là đảm bảo được sức khỏe ổn định về đường huyết bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ. 


 

Giải pháp đột phá hỗ trợ giảm đường huyết từ thảo dược
DIAGOLD - sản phẩm chuyên biệt trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường với thành phần từ thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định đường huyết, ngăn ngừa biên chứng tiểu đường. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm - Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc
Đặt mua hạ đường Diagold tại đây

Alternate Text

  • Giá chỉ 350.000 đồng/hộp
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1.750.000 đồng
HOTLINE tư vấn: 0915.444.020 - 0961.999.020 - Miễn phí giao hàng toàn quốc
Tin khác

Bệnh tiểu đường là căn bệnh thuộc nhóm mãn tính và phổ biến ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo đó, tỷ lệ người mắc bệnh ngày một gia tăng ở người lớn, thậm chí người trẻ tuổi. Do vậy vấn đề về điều trị căn bệnh này đang rất được quan tâm và câu hỏi lớn được đặt ra là: Bệnh tiểu đường có trị được không? và điều trị bằng cách nào?

Với sự phát triển của công nghệ cấy tế bào gốc, do đó phương pháp điều trị tế bào gốc đa được ứng dụng trong các bệnh khác nhau. Trong đó, điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc là phương pháp có khả năng tác động và bảo vệ các tế bào còn khỏe mạnh bên trong cơ thể không bị ảnh hưởng. Đồng thời, làm giảm thiểu được các biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra.

Theo các chuyên gia cho thấy phụ nữ mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch. Thậm chí còn có các biến chứng lên mắt, thận và hệ thần kinh (gây ra bệnh trầm cảm).

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là giai đoạn toàn phát biến chứng. Khi mà các cơ quan nội tạng trong cơ thể đã bị ảnh hưởng lớn từ việc lượng đường trong máu tăng cao.

Lá sung trị tiểu đường được không ? có hiệu quả không ? mời bạn cùng tìm hiểu nhé !

Yếu sinh lý bệnh tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tình trạng này ảnh hưởng không chỉ ở sức khỏe sinh lý của nam giới mà bao gồm cả nữ giới. Vậy nguyên nhân vì sao bệnh tiểu đường gây nên yếu sinh lý và cách khắc phục như thế nào?

Bệnh tiểu đường làm mờ mắt nếu để lâu dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mắt, nghiêm trọng là bệnh võng mạc.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 5 triệu người bị tiểu đường. Trong số đó, khoảng 4 – 10% bệnh nhân sẽ gặp phải biến chứng loét bàn chân. Chăm sóc loét bàn chân bệnh tiểu đường không phải là quá khó. Tuy nhiên, nếu không biết làm đúng cách, loét có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, buộc người bệnh phải cắt cụt chi.

Thuốc điều trị tiểu đường type 2 là loại thuốc không thể thiếu với sức khỏe người tiểu đường. Tùy vào tình trạng sức khỏe bệnh lý kèm theo sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Vậy các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2 nào đang được sử dụng phổ biến, hãy cùng tìm hiểu nhé !

Bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại cơ bản, đó là tiểu đường type 1, type 2 và 3 là tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, số người mắc cao nhất là rơi vào bệnh tiểu đường type 1 và type 2.

MỜI BẠN BÌNH LUẬN HOẶC ĐẶT CÂU HỎI

Mua hàng