1/26/2021 10:36:43 AM
Dứa là loại trái cây phổ biến, ngon và vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên vì dứa tương đối ngọt nên bạn băn khoăn tiểu đường có ăn dứa được không hay tiểu đường ăn được dứa không ? Mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây
Bệnh tiểu đường ngày nay khá phổ biến và sẽ rất nguy hiểm nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời. Tiểu đường là do cơ thể thiếu hàm lượng Insulin, tiểu đường Type 2 là do cơ thể không tiết đủ Insulin cần dùng. Dù là Type 1 hay 2 thì người bệnh cần phải quan tâm chữa trị trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập. Trong đó, khá nhiều người thắc mắc bệnh tiểu đường ăn dứa được không và bài viết sẽ giúp bạn giải đáp.
Dứa là loại quả nhiệt đới phổ biến ở nước ta, Dứa là một nguồn cung cấp vitamin C và megan dồi dào. Đồng thời nó cũng chứa chất xơ, vitamin A và B, cũng như một loại hợp chất gọi là bromelain, có nhiều lợi ích sức khỏe theo nhiều chứng minh khoa học. Có thể kể đến như sau :
Thúc đẩy quá trình tiêu hóa :
Giống như nhiều loại rau và quả khác, dứa chứa nhiều chất xơ giúp tiêu hóa. Nhưng khác với nhiều loại rau quả khác, dứa chứa một lượng đáng kể bromelain, một loại enzym phân hủy protein, từ đó đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giúp cho hệ tiêu hóa luôn ổn định và khỏe mạnh.
Giảm triệu chứng viêm khớp :
Thành phần enzyme bromelain trong thơm như một chất chống viêm tự nhiên, giúp chữa lành vết thương, làm giảm các tình trạng đau nhức xương khớp.
Chống đông máu :
Dứa có thành phần chống đông máu tự nhiên có thể ngăn ngừa hình thành máu đông trong cơ thể, điều này khiến cho dứa trở thành món ăn cực tốt cho những người hay phải đi máy bay và những người có nguy cơ bị đông máu.
Giúp xương chắc khỏe
Trong dứa chứa gần 75% lượng mangan (một khoáng chất quan trọng) cần thiết cho cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết. Do đó, dứa là một lựa chọn hoàn hảo cho những người lớn tuổi có xương đang ngày trở nên giòn hơn.
Điều trị cảm cúm
Với thành phần vitamin C dồi dào, thơm giúp cơ thể chống lại triệu chứng cảm cúm. Ngoài ra, trong dứa còn có bromelain - một hợp chất giúp làm loãng chất nhầy trong cổ họng và ngực, điều trị ho hiệu quả.
Vệ sinh răng miệng
Ngoài vitamin và khoáng chất, thành phần axit có trong dứa cũng tốt cho răng miệng giúp làm sạch hơi thở và mảng bám trên răng.
Giảm cân
Giàu năng lượng lại ít calo, dứa có thể dùng làm món tráng miệng hay thức ăn vặt mà không sợ tăng cân. Ngoài ra, nguồn chất xơ dồi dào trong thơm cũng giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón và tăng cường sự trao đổi chất.
Hỗ trợ tăng cường hệ miện dịch :
Vitamin C có trong dứa như một chất chống oxi hóa tan trong nước của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do. Điều này khiến cho vitamin C trở nên vô cùng hữu dụng trong việc chống lại những bệnh lý như bệnh tim, xơ vữa động mạch và đau khớp.
Với những lợi ích tuyệt vời mà quả dứa mang lại, người bệnh tiểu đường ăn dứa được không ? Hãy cùng đọc tiếp bài viết nhé !
Những yếu tố trên làm cho dứa trở thành một món bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn của những người mắc bệnh tiểu đường. Nhưng để trả lời cho câu hỏi dứa có tốt cho bệnh tiểu đường không, người bệnh tiểu đường ăn dứa được không thì theo nghiên cứu khoa học Dứa có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhiều hơn một số loại trái cây khác, nhưng những người mắc bệnh Tiểu đường vẫn có thể kết hợp dứa trong bữa ăn theo 1 chế độ lành mạnh.
-Người bệnh tiểu đường được ăn dứa nhưng không được quá nhiều, chỉ nên ăn ½ trái mỗi ngày mà thôi.
-Dứa chứa nhiều Saccharose và Glucose nên nếu ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể sẽ xem xét người bệnh tiểu đường ăn dứa được không.
- Nên ăn dứa tươi thay vì sử dụng nước ép dứa hoặc xay sinh tố, giúp tiếp thu lượng chất xơ dồi dào. Nếu sử dụng nước ép thì sẽ có hại hơn đối với người bị tiểu đường.
- một vài nghiên cứu cho thấy tác dụng giảm cholesterol trong máu khi ăn dứa. Vì thế loại quả này có thể phần nào giúp ích cho những bệnh nhân tiểu đường bị béo phì.
- Dứa có chỉ số GI = 66, đồng nghĩa với việc dứa đạt chỉ số đường huyết ở mức trung bình. Khi người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều chúng sẽ ảnh hưởng tích cực đến bệnh nhân tiểu đường nhiều hơn nhiều loại trái cây khác.Vì vậy, khi bạn ăn dứa nên ăn ở mức điều độ và kết hợp nó với protein hoặc chất béo có lợi cho sức khỏe ( chẳng hạn như chất béo từ các loại hạt, bơ) thì bạn vẫn có thể ăn trái cây ngọt mà không cần quá lo lắng về sự ảnh hưởng của nó đến bệnh tiểu đường.
- Hãy thử kết hợp dứa với thực phẩm chứa protein, chất xơ để đảm bảo lượng đường huyết không tăng đột biến hoặc có thể kết hợp với các loại thức ăn khác để lượng đường trong cơ thể không vượt quá mức quy định
Do có vị chua thanh nên quả dứa thường được dùng như một loại rau trong bữa ăn hàng ngày. Vì vậy ngoài việc sử dụng quả dứa để tráng miệng sau khi ăn, chúng ta cũng có thể ăn dứa như một món rau bình thường. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều bởi vì có thể sẽ gây rát lưỡi, nên sau khi gọt có thể ngâm nước muối loãng 5 - 10 phút vừa giúp tránh rát lưỡi vùa đem lại vị ngọt cho thơm.
Để giữ ổn định và kiểm soát tốt lượng đường trong máu, người bị tiểu đường cần có chế độ ăn uống và kết hợp vận động hợp lý. Dựa theo sự nghiên cứu của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung những loại hoa quả dưới đây để kìm hãm sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Bưởi rất giàu vitamin C, có chỉ số đường huyết thấp ( GI = 25 ) và có lượng chất xơ hòa tan cao. Bưởi cũng chứa hộp chất naringenin - có vị đắng tự nhiên giúp làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Người bệnh tiểu đường chỉ cần ăn khoảng nửa quả bưởi mỗi ngày là có thể kiểm soát lượng đường trong máu.
Cam là sự chọn lựa tuyệt vời mỗi khi người bệnh tiểu đường có thắc mắc tiểu đường nên ăn quả gì. Cam có đặc tính giàu chất xơ, ít đường, nhiều vitamin C và B1, cam có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Cam có chỉ số đường huyết cũng khá thấp GI = 44. Thói quen uống một quả cam mỗi ngày là thói quen tốt mà người bệnh nên thực hiện và duy trì vì không những giúp duy trì cân nặng hợp lý mà còn tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh từng ngày.
Quả mâm xôi:
Chứa nhiều chất xơ, lượng tinh bột thấp, có nhiều chất oxy hóa và các vitamin phù hợp với những người bị bệnh tiểu đường.
Táo:
Người tiểu đường nên ăn táo hàng ngày, táo là loại quả chứa nhiều chất oxy hóa, có tác dụng giảm lượng cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch. Trong táo chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.
Quả bơ:
Bơ là loại quả giàu dinh dưỡng, có thể lựa chọn ăn salad hoặc kết hợp để cung cấp năng lượng cho người tiểu đường mà không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
Quả óc chó:
Trong quả óc chó có hoạt chất ALA (chất chống oxy hóa) rất tốt cho người bệnh tiểu đường, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì quả óc chó cung cấp nhiều calo.
Quả dâu tây
Các chất chống oxy hóa bao gồm vitamin C và flavonoid trong dâu tây giúp giảm nguy cơ bệnh tim bằng cách giảm cholesterol LDL (xấu), duy trì hoặc cải thiện cholesterol HDL(tốt), và làm giảm huyết áp, giảm viêm và giảm nguy cơ của các bệnh liên quan đến viêm như ung thư, bệnh tim và các bệnh tự miễn. Trong 1 bát dâu tây chỉ có chứa 15g tinh bột, vậy nên nếu bạn là bệnh nhân mắc tiểu đường thì hoàn toàn có thể lựa chọn dâu tây là loại trái cây ăn hàng ngày của mình.
Quả thanh long
Thanh long chứa nhiều chất nhầy pectin, chất xơ hòa tan và chất xơ không tan cellulose đều là chất có tác dụng phòng trị bệnh táo bón, béo phì, xơ vữa động mạch, viêm ruột kết... rất hiệu quả. Lượng chất xơ dồi dào trong thanh long có thể kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Lưu ý: bạn chỉ nên ăn tối đa 1 quả thanh long mỗi ngày và tuyệt đối không nên ăn vào buổi tối.
Có rất nhiều loại hoa quả giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, Dứa là loại quả dễ ăn và được nhiều người yêu thích, qua các thông tin về tiểu đường ăn dứa được không thì bạn đã được giải đáp. Để kiểm soát tốt bệnh của mình, bạn nên thận trọng trong quá trình ăn uống, tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào. Bởi việc sơ xuất trong quá trình ăn uống đôi khi làm tình trạng bệnh nặng thêm, khiến đường huyết khó được kiểm soát. Do đó, để an toàn, bạn nên sử dụng những giải pháp hỗ trợ từ thảo dược nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bên cạnh thuốc tây đã được cấp phép cho lưu hành trên thị trường. Một trong số những sản phẩm dành cho người tiểu đường được nhiều bệnh nhân tin tưởng và sử dụng đó thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diagold. Để tìm hiễu rõ hơn về thông tin sản phẩm bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
Chúc bạn nhiều sức khỏe !
Theo các bác sĩ thì người mắc tiểu đường kể cả tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể uống ngũ cốc. Vì thế, không cần quá đắn đo tiểu đường có uống ngũ cốc được không.
Vải là một trong những loại trái cây tốt cho những người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nên ăn vải ở một mức vừa phải, tránh việc vải tương tác với một số loại thuốc tiểu đường hoặc insulin gây ra tác dụng phụ..
Người bệnh tiểu đường có nên ăn sầu riêng không? Đó là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân về loại trái cây này, bởi nó rất ngon và hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
Tiểu đường ăn đu đủ được không hay tiểu đường ăn đu đủ chín được không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Để có câu trả lời cho câu hỏi này mời bạn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé !
Để biết được người tiểu đường có nên ăn bí đỏ được không thì bệnh nhân hãy tìm hiểu những thành phần dinh dưỡng có trong trái bí đỏ trong bài viết dưới đây.
Nước bưởi có thành phần tựa như insulin, giúp hạ đường huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp. Vậy người bệnh tiểu đường ăn bưởi như nào cho đúng, có cần lưu ý gì khi ăn bưởi không ?
Khoai mì hay còn gọi là củ sắn được trồng nhiều ở các vùng nông thôn Việt Nam và xem như là món ăn hàng ngày của người dân. Khoai mì chứa rất nhiều tinh bột vậy người bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không ?
Kiểm soát chế độ ăn uống được coi là yếu tố cơ bản nhất để duy trì lượng đường cần thiết trong máu ở người bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường ăn cháo được không ? người bệnh tiểu đường ăn cháo gì tốt ? Hãy cùng Diagold tìm hiểu ngay nhé !
Người bệnh tiểu đường uống gì hết? Là câu hỏi nhiều bệnh nhân tiểu đường đặt ra. Bài viết sau sẽ giúp giải đáp vấn đề này:
Chúng ta đều biết rằng cá và thịt là những thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và đồng thời là hai loại món ăn không thể thiếu trong thực đơn của mỗi gia đình. Thế nhưng, đối với những bệnh tiểu đường thì ăn cá hay ăn thịt trong các bữa ăn luôn mà điều băn khoăn đối với họ. Vậy thì, người bệnh tiểu đường ăn cá tốt hơn hay ăn thịt tốt hơn ?