Chế độ ăn uống và luyện tập

Chế độ ăn cho người tiểu đường đơn giản hiệu quả


1/16/2019 11:08:38 AM

Chế độ ăn cho người tiểu đường là phương pháp điều trị quan trọng và cơ bản trong điều trị tiểu đường, Tuy nhiên người bệnh thường hay có xu hướng bỏ qua, thậm chí là không quan tâm đến khi xuất hiện biến chứng thì mới thực hiện thì đã quá muộn.

Chế độ ăn cho người tiểu đường đơn giản hiệu quả

Chế độ ăn cho người tiểu đường là gì ?

Mặc dù được gọi là chế độ ăn cho người tiểu đường, nhưng đó không phải là một chế độ ăn riêng biệt. Đó chỉ là chế độ ăn uống quyết định lượng năng lượng hấp thụ mỗi ngày. Hơn nữa là chế độ ăn uống điều trị cân bằng tốt lượng cần thiết của ba chất dinh dưỡng chính là carbohydrate, protein, lipid, ngoài ra cung cấp đủ vitamin và khoáng chất.

Nói cách khác, mục đích là để thay đổi thói quen ăn uống từ trước cho đến nay và chuyển thành một chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, chế độ ăn uống điều trị này có hiệu quả ngay cả đối với những người không bị bệnh tiểu đường khi sử dụng như một chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa các bệnh lối sống và sống lâu hơn. Việc thay đổi và điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng với lượng năng lượng phù hợp với từng người chính là chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường.

Vao trò của chế độ ăn cho người tiểu đường

Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khoẻ để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân.

 

Ăn uống hợp lý góp phần:

 

- Duy trì sức khoẻ cho bệnh nhân, tránh bị thiểu dưỡng do ăn uống quá kiêng khem. Trên thực tế có một số bệnh nhân khi bị bệnh ĐTĐ rất sợ ăn, kiêng khem nhiều và không dám ăn nhiều loại thực phẩm, lâu dài sẽ làm cho cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

 

- Tránh tăng đường huyết quá mức do không biết chọn thực phẩm. ăn ít cơm nhưng lại ăn nhiều miến, hoặc ăn quá nhiều khoai củ. Tất cả là do thiếu kiến thức về giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm gây nên vì không được tư vấn làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả điều trị bệnh.

 

- Hạn chế được dùng thuốc: nếu bệnh nhân có chế độ ăn uống đúng sẽ làm glucose máu của bệnh nhân không tăng thêm và hạn chế phải dùng thêm thuốc hoặc không phải dùng thuốc nếu chưa có ĐTĐ lâm sàng

 

- Hạn chế các biến chứng: chế độ ăn hạn chế glucose sẽ góp phần hạn chế các biến chứng xảy ra. Các tác giả cho rằng khi glucose máu quá cao thì rất dễ xuất hiện các biến chứng cấp tính.

 

Ở giai đoạn ĐTĐ lâm sàng, thể phụ thuộc insulin hay không phụ thuộc insulin thì riêng chế độ dinh dưỡng không đủ để khống chế đường huyết mà phải điều trị tích cực thêm bằng thuốc và kèm theo chế độ vận động hợp lý. Tuy nhiên nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý ở giai đoạn này thì riêng thuốc không đủ để điều trị. Chính vì vậy, một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh còn có thể giúp những người bệnh tiểu đường kiểm soát tình trạng bệnh của họ và giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường xảy ra. 

Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn dành cho người bệnh tiểu đường

Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể người bện một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.

Để bệnh nhân tiểu đường dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng gluxit khác nhau :

  • - Loại có hàm lượng gluxit ≤ 5%: người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín... (sử dụng không hạn chế).
  •  
  • - Loại có hàm lượng gluxit từ 10-20%: nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...)
  •  
  • - Loại có hàm lượng gluxit từ ≥ 20%: cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô...).
  • Chế độ ăn dành cho người bệnh tiểu đường cần thực hiện như thế nào

Mục tiêu điều trị tiểu đường

Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà có sẽ có chế độ ăn uống khác nhau, nhưng dù có áp dụng chế độ ăn dành cho người tiểu đường khác nhau như thế nào thì điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân tiểu đường là phải duy trì đường huyết ổn định. 

   Theo Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với người bệnh tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau

 

    + Trước ăn : 90 - 130mg/dl ( 5,0 – 7,2 mmol/l ).

 

    + Sau ăn 1 – 2 giờ  : dưới 180 mg / dl ( dưới 10 mmol/l ).

 

  Để làm được điều này, chế độ ăn cho người tiểu đường cần tuân thủ những nguyên tắc sau : 

Người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý. Cụ thể như sau:

  • Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ. Chỉ ăn thịt tối đa trong 2 bữa, các bữa còn lại nên bổ sung nhiều rau và các sản phẩm ngũ cốc.
  • Loại bỏ các thức ăn nhiều mỡ. Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…
  • Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn.
  • Làm mọi việc để gây cảm giác ngon miệng.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Dù ngon miệng cũng không ăn quá nhiều.
  • Chế biến thức ăn dưới dạng luộc và nấu chín là chính, không rán, chiên, dùng mỡ động vật.
  • Khi cần phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, cần phải giảm thức ăn một cách từ từ, theo thời gian. Không ăn kiêng một cách đột ngột sẽ có tác động xấu đến đường huyết. Khi đã đạt được mức yêu cầu cần duy trì chế độ ăn kiêng một cách kiên nhẫn, không được tăng, giảm tuỳ ý.
  • Tuân thủ nguyên tắc thức ăn đa dạng, nhiều thành phần, ăn đủ để có trọng lượng vừa phải, hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là mỡ động vật, ăn một lượng vừa phải chất xơ, hạn chế ăn mặn, tránh rượu bia và thức uống có cồn.
  • Nên có bữa phụ trước khi đi ngủ, có thể chỉ cần một ly sữa hay một lát dưa hấu.

Những loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp khi bổ sung vào chế độ ăn rất có lợi, ngoài việc giúp người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát được đường huyết, những thực phẩm này còn giúp chỉ số đường huyết người bệnh chỉ bị tăng ít hoặc tăng rất từ từ .

Căn cứ vào chỉ số đường huyết của thực phẩm dưới đây, người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn thực phẩm để bổ sung vào chế độ ăn cho người tiểu đường vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa kiểm soát được đường huyết sau bữa ăn 

 

chi-so-duong-huyet-thuc-pham-nguoi-benh-tieu-đuong-nen-dung

                              Bảng chỉ số đường huyết thực phẩm người dành cho người tiểu đường

   

 Xem thêm >>>  Chế độ luyện tập dành cho người bệnh tiểu đường 

 

Chìa khóa để có chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh đái tháo đường (tiểu đường)/tiền đái tháo đường là ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe từ mỗi nhóm thực phẩm và tránh các thực phẩm chế biến có nhiều đường, muối và chất béo. Bất kể các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống hiện tại của một người, có rất nhiều lựa chọn thay thế có lợi cho sức khỏe. Để chắc chắn thêm, các bạn có thể tìm tới các chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn phát triển một kế hoạch ăn uống lành mạnh.

 


 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DiAgold có thành phần từ thảo dược nhiên nhiên kết hợp từ 9 loại thảo dược quý như Nấm linh chi, Dây thìa canh, Mạch môn, Hoài sơn, Trạch tả, Ngũ Vị tử...có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.

 

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số điện thoại 0915 444 020 hoặc 0933 319 776 để được tư vấn trực tiếp.

 

 

Giải pháp đột phá hỗ trợ giảm đường huyết từ thảo dược
DIAGOLD - sản phẩm chuyên biệt trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường với thành phần từ thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định đường huyết, ngăn ngừa biên chứng tiểu đường. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm - Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc
Đặt mua hạ đường Diagold tại đây

Alternate Text

  • Giá chỉ 350.000 đồng/hộp
  • Mua 3 hộp chỉ 950.000 đồng
  • Mua 6 hộp chỉ 1.750.000 đồng
HOTLINE tư vấn: 0915.444.020 - 0961.999.020 - Miễn phí giao hàng toàn quốc
Tin khác

Theo các bác sĩ thì người mắc tiểu đường kể cả tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể uống ngũ cốc. Vì thế, không cần quá đắn đo tiểu đường có uống ngũ cốc được không.

Vải là một trong những loại trái cây tốt cho những người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nên ăn vải ở một mức vừa phải, tránh việc vải tương tác với một số loại thuốc tiểu đường hoặc insulin gây ra tác dụng phụ..

Người bệnh tiểu đường có nên ăn sầu riêng không? Đó là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân về loại trái cây này, bởi nó rất ngon và hàm lượng dinh dưỡng rất cao.

Tiểu đường ăn đu đủ được không hay tiểu đường ăn đu đủ chín được không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Để có câu trả lời cho câu hỏi này mời bạn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé !

Để biết được người tiểu đường có nên ăn bí đỏ được không thì bệnh nhân hãy tìm hiểu những thành phần dinh dưỡng có trong trái bí đỏ trong bài viết dưới đây.

Nước bưởi có thành phần tựa như insulin, giúp hạ đường huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp. Vậy người bệnh tiểu đường ăn bưởi như nào cho đúng, có cần lưu ý gì khi ăn bưởi không ?

Khoai mì hay còn gọi là củ sắn được trồng nhiều ở các vùng nông thôn Việt Nam và xem như là món ăn hàng ngày của người dân. Khoai mì chứa rất nhiều tinh bột vậy người bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không ?

Dứa là loại trái cây phổ biến, ngon và vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên vì dứa tương đối ngọt nên bạn băn khoăn tiểu đường có ăn dứa được không hay tiểu đường ăn được dứa không ? Mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây

Kiểm soát chế độ ăn uống được coi là yếu tố cơ bản nhất để duy trì lượng đường cần thiết trong máu ở người bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường ăn cháo được không ? người bệnh tiểu đường ăn cháo gì tốt ? Hãy cùng Diagold tìm hiểu ngay nhé !

Người bệnh tiểu đường uống gì hết? Là câu hỏi nhiều bệnh nhân tiểu đường đặt ra. Bài viết sau sẽ giúp giải đáp vấn đề này:

MỜI BẠN BÌNH LUẬN HOẶC ĐẶT CÂU HỎI

Mua hàng