6/16/2021 10:36:29 AM
Tiểu đường và những biến chứng liên quan của căn bệnh này đã trở thành mối đe dọa đến sức khỏe của rất nhiều người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Vì vậy việc tìm hiểu thông tin về tiểu đường ở người già cũng như cách chăm sóc phù hợp chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh nhân.
Tiểu đường và những biến chứng liên quan của căn bệnh này đã trở thành mối đe dọa đến sức khỏe của rất nhiều người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Vì vậy việc tìm hiểu thông tin về tiểu đường ở người già cũng như cách chăm sóc phù hợp chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh nhân.
Tiểu đường ở người già có nhiều đặc điểm khác biệt bởi ảnh hưởng tuổi tác. Vì vậy biểu hiện lâm sàng của căn bệnh này trên người cao tuổi là rất khó nhận biết. Thậm chí, những người cao tuổi khi mắc bệnh tiểu đường còn không thể tự nhận biết được.
Các triệu chứng tiểu đường ở người già thường không rõ ràng, tuy nhiên có thể căn cứ vào những biểu hiện sau:
Cảm giác khát nước và đi tiểu quá nhiều lần, tuy nhiên triệu chứng này không rõ ràng.
Ngoài biểu hiện phổ biến trên, bệnh nhân tiểu đường cao tuổi thường cảm thấy mệt mỏi, rơi vào trạng thái ngủ mê và dễ bị nhầm lẫn.
Đối với người già, các bệnh lý nền đi kèm như rối loạn lipid, huyết áp cao… có thể làm tăng tốc độ phát triển của các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường như nhiễm trùng, các vấn đề về mắt và chân, mạch máu…
Tiểu đường ở người già còn có thể gây nên tình trạng suy giảm chức năng thận gây nên nhiều khó khăn trong việc điều trị tiểu đường.
Chỉ số đường huyết chính là con số thể hiện giá trị nồng độ đường trong máu, thường được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl. Trong cơ thể của mỗi người sẽ đều có một lượng đường nhất định, nếu chỉ số này thường xuyên ở mức cao thì cơ thể sẽ mắc bệnh tiểu đường.
Đối với tiểu đường ở người già nói riêng và bệnh nhân tiểu đường nói chung, việc ổn định đường huyết là việc làm cần thiết. Chỉ số đường huyết bình thường như sau:
Chỉ số đường huyết bất kỳ thấp hơn 140 mg/dl (khoảng 7,8 mmol/l)
Chỉ số đường huyết lúc đói thấp hơn 100 mg/dl ( khoảng < 5,6 mmol/l)
Chỉ số đường huyết sau bữa ăn thấp hơn 140 mg/dl (7,8 mmol/l).
Biến chứng tiểu đường chính là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt là người già. Tìm hiểu những biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường ở người già cũng chính là cách để mọi người có thêm kiến thức quan trọng trong việc ổn định đường huyết.
Biến chứng tim mạch: Người mắc bệnh tiểu đường thường dễ mắc các biến chứng liên quan đến tim mạch như cao huyết áp, xơ động mạch, tăng mỡ máu…
Biến chứng mắt: Khi mắc tiểu đường, người bệnh sẽ dễ bị tổn thương mắt khiến thị lực bị suy giảm, nặng nhất sẽ gây nên mù lòa. Ngoài ra bệnh nhân cũng sẽ dễ gặp các biến chứng khác về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể
Biến chứng về thần kinh: Biến chứng về thần kinh chính là biến chứng xuất hiện thường xuyên và sớm nhất của bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân sẽ thường có cảm giác tê, nóng ở phần chân, có nhịp tim và thở bất ổn, dễ đổ mồ hôi…
Biến chứng nhiễm trùng: Bệnh nhân tiểu đường thường có hệ miễn dịch suy yếu nên vi khuẩn có điều kiện phát triển thuận lợi, gây ra tình trạng nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.
Biến chứng về thận: Tiểu đường ở người già gây nên tình trạng suy thận do vi mạch máu trong thận bị tổn thương.
Ngoài các biến chứng trên, bệnh nhân tiểu đường còn có nguy cơ mắc phải những biến chứng cấp tính vô cùng nguy hiểm như hạ đường huyết hay hôn mê đột ngột. Nếu không được cấp cứu ngay lập tức, những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường ở người già chính là lý do để bệnh nhân và cả người chăm sóc lưu ý về chế độ ăn uống, vận động. Bởi nếu thực hiện tốt các biện pháp này, bệnh nhân tiểu đường có thể hạn chế được nguy cơ gặp biến chứng nhờ chỉ số đường huyết ổn định.
Về chế độ ăn uống, người bệnh cần có một chế độ lành mạnh. Hãy giảm bớt các loại thức ăn chứa nhiều mỡ có nguồn gốc động vật, giảm tinh bột và thay thế bằng những thức ăn có nguồn gốc thực vật. Đây là cách để ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.
Vận động phù hợp với các bài tập thể dục đơn giản, thực hiện điều đặn mỗi ngày cũng giúp chỉ số đường huyết được ổn định. Khi mắc tiểu đường ở người già, bệnh nhân có thể thực hiện việc đi bộ hằng ngày, mỗi lần ít nhất 30 phút.
Có thể thấy, tiểu đường ở người già là một bệnh rất nguy hiểm. Tuy nhiên không phải là không có cách để ổn định đường huyết cũng như hạn chế nguy cơ mắc biến chứng nặng. Những phương pháp ổn định lượng đường trong máu như ăn uống, vận động là điều mà bệnh nhân và người chăm sóc nên lưu ý và áp dụng.
Thuốc tiểu đường thuốc Glucobay được áp dụng cho bệnh tiểu đường tuýp 2, giúp ổn định đường huyết trong thời gian dài.
Điều trị tiểu đường không dùng thuốc sẽ giúp người bệnh hạn chế gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Đồng thời đỡ tốn kém và cũng rất hiệu quả.
Tặng quà vào dịp Tết là thói quen truyền thống không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam. Đó là thói quen mà hầu như năm nào những người con xa xứ, người cháu xa quê... cũng muốn dành tặng những món quà thật ý nghĩa đến người thân, gia đình, bạn bè cùa mình. Thật dễ dàng nếu lựa chọn quà cho người bình thường nhưng đối với người bệnh tiểu đường thì sao ? Chế dộ ăn uống người bệnh tiểu đường rất kiêng khem, do đó nên mua quà gì làm quà Tết tặng người bệnh tiểu đường đây ?. Đùng lo lắng, hãy tham khảo bài viết dưới đây để có sự lựa chọn phù hợp nhé !
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh nếu kiểm soát được đường huyết nằm trong giới hạn an toàn và giảm thiểu tối đa nguy cơ phát triển các biến chứng bằng sự trợ giúp của y học cùng với lối sống khoa học : dinh dưỡng lành mạnh, vận động hợp lý, giữ tinh thần thoái mái, kiểm soát cân nặng...
Người cao tuổi bị tiểu đường dễ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với người trẻ tuổi. Do đó, người bệnh và người chăm sóc cần nắm rõ những lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Tiểu đường là căn bệnh giết người thầm lặng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không biết kiểm soát bệnh tốt. Bên cạnh chế độ ăn phù hợp; thường xuyên tập luyện thể thao thì việc nên ăn, ngủ vào giờ nào cũng được nhiều băn khoăn. Mời tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kiến thức để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Kháng insulin có thể khiến đường huyết tăng cao, tăng nguy cơ tiến triển bệnh đái tháo đường type 2 và gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Những người bị béo phì, tăng huyết áp, cholesterol cao… sẽ có nguy cơ cao bị kháng insulin.Vì vậy mà việc giảm đề kháng Insulin được xem là phương pháp điều trị tối ưu nhất dành cho người bị tiểu đường tuýp 2.
Thừa cân, béo phì đang gia tăng và trở thành một vấn đề sức khỏe ở Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn chuyển hóa và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Vậy rối loạn chuyển hóa có phải là "cửa ngõ" của bệnh tiểu đường không? Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh là gì? Các thông tin trong bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn.
Bệnh tiểu đường là loại bệnh nguy hiểm và đang xuất hiện phổ biến đến mức đáng báo động. Không dừng lại ở đó, khi một người mắc bệnh tiểu đường lại không may kèm thêm một căn bệnh khác, thì mức độ nguy hiểm lại tăng lên nhiều lần, nhất là đối với bệnh Gout. Chính vì thế, người bệnh cần trang bị cho mình những kiến thức cũng như cách phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường kèm theo bệnh gout để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.
Máy đo đường huyết cá nhân giúp bạn kiểm tra lượng đường trong máu, thông báo cho bạn về chỉ số đường huyết quá thấp hoặc quá cao so để từ đó có biện pháp kịp thời điều trị. Ngoài ra, thiết bị này còn có thể theo dõi chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể chất, độ căng thẳng, bệnh tật cũng như những ảnh hưởng đến đường huyết. Do đó, máy đo đường huyết cá nhân rất quan trọng và cần thiết đối với người tiểu đường