1/28/2019 3:33:54 PM
Bệnh tiểu đường là gì ? đó là một rối loạn chuyển hoá carbohydrate, chất béo, và protein mãn tính, đặc trưng bởi việc tăng đường máu. Hiện nay tỉ lệ người mắc tiểu đường ngày một cao và dần đang bị trẻ hoá về độ tuổi, vậy nguyên nhân triệu chứng cách phòng ngừa tiểu đường thì như thế nào
Hiện nay, số lượng người mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng, bệnh đái tháo đường đã và đang trở thành mối quan tâm chung của giới y học và phòng bệnh tiểu đường là nhiệm vụ chiến lược của toàn nhân loại trong thế kỉ XXI.
Đái tháo đường ( bệnh tiểu đường ) là một rối loạn chuyển hoá carbohydrate, chất béo, và protein mãn tính, đặc trưng bởi việc tăng đường máu ( glucose ) khi đói và tăng cao nguy cơ các bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và mất chức năng thần kinh.
Đái tháo đường có thể xuất hiện khi tuỵ không tiết đủ insulin, hoặc nếu các tế bào của cơ thể trở nên kháng insulin, vì thế đường máu không thể đi vào trong tế bào, dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh tiểu đường là để chỉ một số bệnh mà biểu hiện chính là sự bài tiết nước tiểu quá nhiều, kèm với sự khát nước dữ dội.
Ngay từ thế kỉ XVII, người ta đã biết đến bệnh tiểu đường mà đặc điểm của nó là nước tiểu có vị ngọt. Đây là bệnh có liên quan đến một sự rối loạn, và hấp thụ của cơ thể đối với các chất gluxit, biểu hiện ra bởi sự dư thừa của đường trong máu ( gọi là tăng đường huyết). Chổ dư thừa này sẽ được thảy ra trong nước tiểu ( gọi là đường niệu ).
Khởi đầu bệnh tiểu đường là sự rối loạn về hấp thụ chất gluxit, người ta gọi hiện tượng này là sự rối loạn về chuyển hoá các chất gluxit.
Chuyển hoá là một hệ thống sinh hoạt phức tạp đảm bảo sự hấp thụ ruột non đối với các gluxit trong thức ăn, biến đổi chất này thành một thứ đường mà cơ thể có thể hấp thụ được gọi là glucose.
Vì vậy, đã có những cơ chế rất phức tạp để điều chỉnh, làm cho trong máu lúc nào cũng có một lượng gluco nhất định, dù ăn nhiều hay ăn ít, nghỉ ngơi hay lao động nặng nhọc, lượng đường này gọi là đường huyết.
Sự điều chỉnh đường huyết này do một chất gọi là insulin giữ vai trò cơ bản. Insulin được bài tiết ra bởi tế bào đặc biệt của tuỵ gọi là beta, tập hợp thành những “ đảo” nhỏ trong tuỵ.
Nhiệm vụ cơ bản của insulin là làm hạ đường huyết khi số lượng đường ở trong máu cao hơn bình thường.
Cơ thể người bệnh ngưng sản xuất ra insulin, phần đông người trẻ tuổi và trẻ em bị loại này, nhưng người lớn tuổi cũng có thể mắc phải.
Cơ thể người bệnh vẫn sản xuất ra insulin, nhưng ngày càng ít hơn và số insulin được tuỵ tiết ra không còn hoạt động đúng mức nữa, gọi là tình trạng đề kháng insulin. Những người tiểu đường loại này phần lớn là những người béo phì, nặng thừa cân hay người lớn tuổi.
Người ta cho rằng bệnh tiểu đường thường chủ yếu là do gen di truyền gây nên. Ngoài ra còn do các yếu tố như béo phì, do ăn uống không điều độ, do có thai, bị chấn thương tâm lí, viêm nhiễm cũng làm tăng tốc độ nhiễm bệnh cũng làm tăng tốc độ nhiễm bệnh.
Điều bạn cần biết : Loại bỏ cơm tinh bột liệu có tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường thường có nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng thông thường là do gen di truyền là chủ yếu.
Trong gia đình nếu có bố hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường thì nguy cơ mắc rất cao, theo thống kê thì ước tính đến 25% - 30% người mắc bệnh tiểu đường thường có gia tộc họ hàng trước đây đã có người mắc chứng bệnh này rồi, những anh em hoặc chị em song sinh thường có tỉ lệ tới 30% - 50% cả hai cùng bị nhiễm chứng bệnh tiểu đường tuýp 1 và tới 90% cặp song sinh cùng đồng thời bị chứng tiểu đường tuýp 2.
Qua điều tra người ta cho thấy rằng : những người có họ hàng thân thích mắc chứng bệnh tiểu đường thường dễ mắc hơn những người bình thường…
Nói như vậy không có nghĩa là một người bệnh thì nhất định cả nhà cũng bị bệnh, bởi vì bệnh thường đi kèm với các yếu tố xúc tác để thúc đẩy quá trình mắc bệnh của từng người cụ thể.
Chứng béo phì là một trong những nhân tố quan trọng để đưa con người đến nhiễm bệnh tiểu đường, nhất là ở các bậc trung niên, và thường xảy ra ở ra ở những người có trọng lượng tiêu chuẩn.
Theo số liệu điều tra thì :
+ Nếu trọng lượng vượt quá trọng lượng tiêu chuẩn 10 % thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 1,5 lần so với người bình thường
+ Trọng lượng lớn hơn 20 % thì tỷ lệ này là 3,2 lần.
+ Còn trọng lượng vượt quá 25 % thì cơ hội mắc bệnh tăng gấp 3,8 lần.
Người béo phì mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi trên 45 thì tỉ lệ tử vong cao gấp 6 lần người tiểu đường nhưng trọng lượng bình thường, và gấp 20 lần so với người gầy mắc bệnh tiểu đường.
Những người mắc chứng béo phì chỉ nên chú ý khống chế trọng lượng của bản thân trong một phạm vi chừng mực nhất định nào đó để giữ cho cơ thể hình thể hài hoà, thích hợp là được.
Có thể tính trọng lượng tiêu chuẩn theo cách sau :
Chiều cao (cm) – 105 = trọng lượng tiêu chuẩn
Nếu trọng lượng của từng người xê dịch “ cộng trừ 10 kg” so với trọng lượng tiêu chuẩn thì được coi là bình thường không có gì phải lo lắng.
Xã hội ngày càng phát triển, con người càng ít vận động, ra khỏi nhà là lên xe, vào công sở là đi thang máy, ngồi lì quá lâu trước máy tính, tivi, ở nhà, thuờng dùng các máy móc thay cho các hoạt động bằng chân tay.
Thân thể thiếu vận động làm cho hàm lượng calo bên trong không tiêu hao đi được, tích tụ lâu ngày dẫn đến chứng béo phì, từ đó gây ra những nhân tố thúc đẩy dẫn đến bệnh.
Điều bạn cần biết : Bệnh tiểu đường nên ăn gì tốt sức khỏe vừa ổn định đường huyết
Do các vi trùng, vi rút, ví dụ như vi rút viêm màng não, vi rút quai bị…tạp nhiễm một số chất độc hoá học trong quá trình sinh nở hoặc trạng thái tinh thần căng thẳng, stress, bị kích thích…Tất cả những nhân tố trên đều là những tác nhân thúc đẩy nhanh quá trình nhiễm bệnh.
Nhìn chung bệnh tiểu đường ở giai đoạn chớm nhiễm ban đầu thường không có triệu chứng lâm sàng điển hình, thậm chí không có biểu hiện gì khác thường, vì vậy rất nhiều trường hợp chỉ phát hiên bệnh sơ nhiễm ở giai doạn đầu.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Triệu chứng của bệnh tiểu đường ban đầu không có biểu hiện gì nhiều, tuy nhiên chúng ta cần phải theo dõi sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện bệnh kịp thời tránh nguy hiểm,. Cần lưu ý những triệu chứng tiểu đường dưới đây để giúp ta phát hiện bệnh kịp thời :
+ Giảm cân rất nhanh trong một thời gian ngắn nhất là những người vốn đã béo phì, tự nhiên thấy gầy đi một cách nhanh chóng và rõ rệt.
+ Người thấy uể oải không muốn hoạt động gì, chân tay tê dại, đau lưng nhức mỏi.
+ Những người trong gia đình họ tộc có người mắc bệnh tiểu đường, bệnh vẩy nến, bệnh viêm tuỵ mãn tính, hoặc đã phẩu thuật tuyến giáp trạng, tuyến tuỵ.
+ Hai tay, hai chân cảm thấy bị tê liệt, cảm giác không linh hoạt.
+ Phát hiện một vài chỗ da bị vết nhăn, hoặc tím bầm, chữa mãi không khỏi, chữa đi chữa lại nhiều lần.
+ Ngứa ngáy ở dương vật, đi đáy dắt, có lúc buốt hoặc cảm thấy viêm nhiễm hệ bài tiết, triệu chứng trên kéo dài hoặc lặp đi lặp lại, chữa trị không hiệu quả.
+ Những truc trặc về sinh hoạt tình dục không rõ nguyên nhân, ở nam giới thì bị liệt dương, không có ham muốn, ở nữ giới có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt hoặc tắt kinh.
+ Lỡ loét trong khoang miệng, viêm lợi, viêm chân răng, những vết loét trong khoang miệng kéo dài nhiều ngày không khỏi.
+ Bệnh nhân bị xơ cứng động mạch không rõ nguyên nhân.
+ Sau bữa ăn vài giờ hoặc ngay trước bữa ăn thường hay bồn chồn vô cớ, người bải hoải không muốn làm gì, mồ hôi toát ra, chân tay run rẩy hoặc có lúc lên cơn đói dữ dội.
+ Tự nhiên thấy thị lực kém đi, nhìn mọi vật trức mắt mờ mờ ảo ảo mắt khô.
+ Tự nhiên thấy bụng trướng, đi ngoài phân lúc lỏng lúc rắn bất thường, có lúc táo bón nhưng có lúc lại bị đi ngoài như tháo cống mà không rõ nguyên nhân.
Khi chúng ta hoặc những người thân trong gia đình cảm thấy cơ thể mình xuất hiện một trong những triệu chứng trên thì mau chóng đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành các xét nghiệm cần thiết liên quan đến bệnh tiểu đường. Đây là bước đầu tiên để có thể kịp thời ngăn chặn và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.
Điều bạn cần biết : Các cách chữa bệnh tiểu đường bằng kinh nghiệm dân gian bạn nên biết
Thay đổi lối sống là biện pháp dễ thực hiện và vô cùng hiệu quả với bệnh tiểu đường. Ăn uống lành mạnh và điều độ giúp cơ thể vừa có thể bổ sung chất dinh dưỡng, vừa hạn chế lượng đường dư thừa trong cơ thể. Điều này tránh việc tăng cân không kiểm soát, tránh mỡ máu là tiền đề tối ưu để phòng tránh bệnh tiểu đường.
Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe, việc tập thể dục thúc đẩy cơ thể sản sinh insulin để tiêu hao bớt lượng đường trong máu. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ có đủ sức đề kháng với bệnh tật.
Sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực khoa học, nghiên cứu và công nghệ đang ngày càng cung cấp cho người bệnh nhiều những giải pháp giúp kiểm soát và điều trị bệnh hiệu quả. Trong tương lai gần, chúng ta có quyền hy vọng bệnh tiểu đường sẽ được khống chế hoàn toàn, nhưng không phải bằng thuốc hóa dược mà chính từ những hoạt chất sinh học được ẩn dấu trong các loại thảo mộc mà thiên nhiên ban tặng.
Những nghiên cứu đa quốc gia, trên nhiều vùng lãnh thổ đã phát hiện ra không ít các thảo mộc có thể trị bệnh tiểu đường, tiêu biểu trong số đó có Nấm linh chi, dây thì canh, mạch môn, hoài sơn, trạch tả, sinh địa.... Nghiên cứu đã làm sáng tỏ, chúng mang lại hiệu quả đáng kể trong việc phục hồi chức năng tuyến tụy, tăng cường sản xuất insulin, tăng khả năng hoạt động của insulin với tề bào, đồng thời gia cố thêm các yếu tố bảo vệ nhằm chống lại sự tàn phá của bệnh tiểu đường. Ở thời điểm hiện tại, những hoạt chất này tuy chưa thể chữa khỏi tiểu đường, nhưng kết hợp cùng phác đồ điều trị sẽ làm tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường an toàn, hiệu quả bền vững.
Bổ sung thảo dược Diagold giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là căn bệnh khó điều trị thế nên mọi người cần có một phương pháp phòng ngừa cụ thể, cho riêng mình có thể lập ra một kế hoạch cho bản thân, hoặc cả gia đình một cách cụ thể về chế độ ăn uống giữ vệ sinh vận động thể dục thể thao hằng ngày, cũng là một trong nhưng phương pháp, không chỉ với căn bệnh tiểu đường mà còn nhiều căn bệnh khác.Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công để sớm đẩy lùi bệnh tiểu đường !
Thuốc tiểu đường thuốc Glucobay được áp dụng cho bệnh tiểu đường tuýp 2, giúp ổn định đường huyết trong thời gian dài.
Tiểu đường và những biến chứng liên quan của căn bệnh này đã trở thành mối đe dọa đến sức khỏe của rất nhiều người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Vì vậy việc tìm hiểu thông tin về tiểu đường ở người già cũng như cách chăm sóc phù hợp chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh nhân.
Điều trị tiểu đường không dùng thuốc sẽ giúp người bệnh hạn chế gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Đồng thời đỡ tốn kém và cũng rất hiệu quả.
Tặng quà vào dịp Tết là thói quen truyền thống không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam. Đó là thói quen mà hầu như năm nào những người con xa xứ, người cháu xa quê... cũng muốn dành tặng những món quà thật ý nghĩa đến người thân, gia đình, bạn bè cùa mình. Thật dễ dàng nếu lựa chọn quà cho người bình thường nhưng đối với người bệnh tiểu đường thì sao ? Chế dộ ăn uống người bệnh tiểu đường rất kiêng khem, do đó nên mua quà gì làm quà Tết tặng người bệnh tiểu đường đây ?. Đùng lo lắng, hãy tham khảo bài viết dưới đây để có sự lựa chọn phù hợp nhé !
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh nếu kiểm soát được đường huyết nằm trong giới hạn an toàn và giảm thiểu tối đa nguy cơ phát triển các biến chứng bằng sự trợ giúp của y học cùng với lối sống khoa học : dinh dưỡng lành mạnh, vận động hợp lý, giữ tinh thần thoái mái, kiểm soát cân nặng...
Người cao tuổi bị tiểu đường dễ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với người trẻ tuổi. Do đó, người bệnh và người chăm sóc cần nắm rõ những lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Tiểu đường là căn bệnh giết người thầm lặng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không biết kiểm soát bệnh tốt. Bên cạnh chế độ ăn phù hợp; thường xuyên tập luyện thể thao thì việc nên ăn, ngủ vào giờ nào cũng được nhiều băn khoăn. Mời tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kiến thức để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Kháng insulin có thể khiến đường huyết tăng cao, tăng nguy cơ tiến triển bệnh đái tháo đường type 2 và gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Những người bị béo phì, tăng huyết áp, cholesterol cao… sẽ có nguy cơ cao bị kháng insulin.Vì vậy mà việc giảm đề kháng Insulin được xem là phương pháp điều trị tối ưu nhất dành cho người bị tiểu đường tuýp 2.
Thừa cân, béo phì đang gia tăng và trở thành một vấn đề sức khỏe ở Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn chuyển hóa và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Vậy rối loạn chuyển hóa có phải là "cửa ngõ" của bệnh tiểu đường không? Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh là gì? Các thông tin trong bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn.
Bệnh tiểu đường là loại bệnh nguy hiểm và đang xuất hiện phổ biến đến mức đáng báo động. Không dừng lại ở đó, khi một người mắc bệnh tiểu đường lại không may kèm thêm một căn bệnh khác, thì mức độ nguy hiểm lại tăng lên nhiều lần, nhất là đối với bệnh Gout. Chính vì thế, người bệnh cần trang bị cho mình những kiến thức cũng như cách phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường kèm theo bệnh gout để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.