4/5/2019 3:25:18 PM
Bơ là loại thực phẩm có nhiều hữu ích đối với sức khoẻ. Đối với bệnh nhân tiểu đường, thì bơ cũng là loại quả " siêu ngầu "không thể bỏ qua vì bơ không chỉ giúp kiểm soát tốt đường huyết mà còn ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa, khi đó lượng đường hoặc lượng glucose trong máu tăng cao dẫn tới một số triệu chứng tiêu cực gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Sự mất cân bằng insulin - một hormone do tuyến tụy tiết ra - khiến lượng đường trong máu tăng lên, từ đó gây ra bệnh tiểu đường.
Cho đến hiện nay, căn bệnh này vẫn còn là vấn đề " nhức nhói " của giới y khoa, vì chưa có phương thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên chúng ta có thể kiểm soát bệnh tiểu đường nhờ sự trợ giúp của thuốc và lối sống lành mạnh. Trong đó, chế độ ăn uống là yếu tố góp phần quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Câu hỏi người bệnh tiểu đường ăn bơ được không sẽ được giải đáp ngay sau đây nhé !
Lợi ích của quả bơ đối với sức khoẻ con người
Bơ là loại quả rất quen thuộc đối với đời sống con người với những tác dụng vô cùng tuyệt vời như làm đẹp da, dể tiêu hoá… Thành phần dinh dưỡng trong quả bơ rất phong phú với hơn 14 loại vitamin như E, A, C, B6…và các khoáng chất cũng rất đa dạng như protein, folate, kali, đồng, canxi, photpho…rất tốt cho sức khoẻ con người đặc biệt là đối với bà mẹ mang thai.
Bơ có lợi ích gì đối với sức khỏe con người
Nhờ có hàm lượng axit folic cao nên bơ là loại thực phẩm thơm ngon bổ dưỡng, rất có ít cho việc trị thiếu máu, hỗ trợ tiêu hoá, dành cho mẹ bầu để duy trì một thai kỳ khoẻ mạnh.
Ngoài ra bơ còn là quả dồi dào chất béo, nhưng đó là chất béo đơn đơn không bão hoà, rất có lợi cho sức khoẻ trong việc kiểm soát choleterol trong máu và tim mạch. Không những thế, bơ còn chứa hàm lượng chất chống oxy hoá cao nên có thể ngăn ngừa sự hình các gốc tự do gây ra bệnh ung thư, đục thuỷ tinh thể, cao huyết áp, mỡ máu…
Điều bạn cần biết : Kiểm soát đường huyết hiệu quả thông qua nguyên tắc kiềng ba chân
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy bơ là loại thực phẩm giúp quản lí bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe toàn diện. Với thành phần dinh dưỡng tuyệt vời, ít carbohydrate, ít đường nhờ vậy mà khi người bệnh tiểu đường ăn bơ không cần lo ngại về việc tăng lượng đường trong máu.
Người bệnh tiểu đường ăn bơ được không
Trong bơ chứa nhiều chất béo bão hoà đơn, theo hiệp hội đái tháo đường Mỹ ( ADA ), chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa đơn sẽ làm tăng độ nhạy insulin và vận chuyển glucose GLUT4 vào các tế bào. Ngoài ra, Bơ có nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan và một lượng chất xơ ăn vào cao, đặc biệt là loại hòa tan, trên mức được khuyến nghị bởi ADA, giúp cải thiện kiểm soát đường huyết, giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn, duy trì đường huyết ở mức cân bằng ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ gấp đôi người bình thường và đây cũng là hai yếu tố gây tử vong hàng đầu ở người bệnh tiểu đường. Trong bơ chứa nhiều Omega 9, axit oleic, linoleic và chất beta -sitosterol giúp làm giảm nồng độ LDL - c ( chất béo có hại ) mà không làm giảm HDL - c (chất béo có lợi) và giảm triglyceride. Nhờ vậy, mà chúng giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của biến chứng tim mạch, đột quỵ do tiểu đường.
Trái bơ rất giàu vitamin E - một chất chống oxy hóa tuyệt vời để trung hòa các gốc tự do, đặc biệt là trong các động mạch. Vitamin E cũng có thể bảo vệ dây thần kinh khỏi bị hư hại khi bị tiểu đường tuýp 2. Một nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin E đã cải thiện được quá trình dẫn truyền thần kinh trong bệnh lý thần kinh ngoại vi do tiểu đường.
Vitamin C rất quan trọng đối với bệnh tiểu đường vì nó giúp bảo vệ thành mạch máu, đặc biệt các vi mạch (mạch máu nhỏ) dễ bị tổn thương trong bệnh tiểu đường. Đồng thời vitamin C còn giúp chữa lành vết thương và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C cũng làm giảm nồng độ đường sorbitol trong máu, giảm stress oxy hóa, từ đó phòng ngừa nguy cơ biến chứng trên tim mạch, thần kinh và nhiều bộ phận khác.
Trong một số nghiên cứu cũng cho thấy việc ăn bơ mỗi ngày giúp giảm đi hàm lượng chất béo – nguyên nhân gây béo phì. Ngoài ra, bơ còn chứa hàm lượng chất xơ cao, các chất béo bão hoà đơn trong bơ sẽ khiến cơ thể có cảm giác no lâu hơ. Tiểu đường thường xảy ra ở những người mắc bệnh béo phì, do đó ăn bơ sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Với những lợi ích từ việc người bệnh tiểu đường ăn bơ được không, thì giờ đây bạn đã câu trả lời rồi đúng không nào. Tuy nhiên để được kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm nhé !
Điều bạn cần biết : 6 nguyên tắc " VÀNG " giúp sống tốt với bệnh tiểu đường
Mặc dù bơ có đem lại hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết nhưng ăn bơ chỉ tốt cho đường huyết nếu người tiểu đường chế biến đúng cách, người bệnh nên biết cách phối hợp với các loại rau củ, ăn kèm với sữa chua ít hoặc không đường.
Cách người bệnh tiểu đường ăn bơ hợp lý
Người bệnh tiểu đường ăn bơ có thể tham khảo các cách chế biến sau :
Cách chọn bơ chín :
Quả bơ có vị béo, khi chín có màu nâu sẫm và nắn hơi mềm. Dưới đây là một số gợi ý xem bơ đã chín hay chưa :
Qủa bơ rất tốt cho sức khỏe người tiểu đường, vừa giúp kiểm soát đường huyết, vừa phòng tránh các biến chứng tim mạch, vậy bạn còn chờ gì nữa mà không bổ sung ngay loại quả này vào thực đơn hàng ngày của mình.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh không có loại thuốc nào có thể chữa khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể khống chế được nó với lối sống lành mạnh, chế độ vận động, ăn uống hợp lí. Việc lựa chọn thực phẩm thông minh với chỉ số đường huyết và lượng carbohydrate thấp là lựa chọn hàng đầu trong việc kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống đối với người tiểu đường. Hy vọng với những thông tin chia sẽ ở trên người bệnh đã biết được " bệnh tiểu đường ăn bơ được không ? " . Chúc các bạn sớm đẩy lùi bệnh tiểu đường hiệu quả, phục hồi sức khỏe một cách tốt nhất nhé..
Theo các bác sĩ thì người mắc tiểu đường kể cả tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể uống ngũ cốc. Vì thế, không cần quá đắn đo tiểu đường có uống ngũ cốc được không.
Vải là một trong những loại trái cây tốt cho những người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nên ăn vải ở một mức vừa phải, tránh việc vải tương tác với một số loại thuốc tiểu đường hoặc insulin gây ra tác dụng phụ..
Người bệnh tiểu đường có nên ăn sầu riêng không? Đó là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân về loại trái cây này, bởi nó rất ngon và hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
Tiểu đường ăn đu đủ được không hay tiểu đường ăn đu đủ chín được không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Để có câu trả lời cho câu hỏi này mời bạn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé !
Để biết được người tiểu đường có nên ăn bí đỏ được không thì bệnh nhân hãy tìm hiểu những thành phần dinh dưỡng có trong trái bí đỏ trong bài viết dưới đây.
Nước bưởi có thành phần tựa như insulin, giúp hạ đường huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp. Vậy người bệnh tiểu đường ăn bưởi như nào cho đúng, có cần lưu ý gì khi ăn bưởi không ?
Khoai mì hay còn gọi là củ sắn được trồng nhiều ở các vùng nông thôn Việt Nam và xem như là món ăn hàng ngày của người dân. Khoai mì chứa rất nhiều tinh bột vậy người bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không ?
Dứa là loại trái cây phổ biến, ngon và vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên vì dứa tương đối ngọt nên bạn băn khoăn tiểu đường có ăn dứa được không hay tiểu đường ăn được dứa không ? Mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây
Kiểm soát chế độ ăn uống được coi là yếu tố cơ bản nhất để duy trì lượng đường cần thiết trong máu ở người bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường ăn cháo được không ? người bệnh tiểu đường ăn cháo gì tốt ? Hãy cùng Diagold tìm hiểu ngay nhé !
Người bệnh tiểu đường uống gì hết? Là câu hỏi nhiều bệnh nhân tiểu đường đặt ra. Bài viết sau sẽ giúp giải đáp vấn đề này: