12/5/2019 9:25:55 AM
Người cao tuổi bị tiểu đường dễ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với người trẻ tuổi. Do đó, người bệnh và người chăm sóc cần nắm rõ những lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Tiểu đường không phải là căn bệnh lây nhiễm nhưng tỉ lệ người mắc phải lại ngày một tăng. Kết quả khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, trong năm 2015 có 415 triệu người nằm trong độ tuổi từ 20 đến 79 bị bệnh tiểu đường nhưng đến năm 2040, con số này có thể đạt 642 triệu. Mặc dù, tất cả bệnh nhân bị tiểu đường đều có thể gặp phải những biến chứng khôn lường, đe dọa đến tính mạng nhưng chúng đặc biệt nguy hiểm với người cao tuổi. Do đó, người bệnh đái tháo đường trên 50 tuổi cần đặc biệt chú ý trong chế độ sinh hoạt cũng như liệu trình điều trị bệnh để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Bệnh đái tháo đường là bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, trong đó, nguyên nhân chính là sự thay đổi trong quá trình chuyển hóa glucose khiến quá trình tiết và kháng insulin bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh, ít vận động, ngại ra ngoài và thường xuyên sử dụng thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người già.
Xem thêm >>> Cách làm giảm tác dụng phụ của thuốc khi điều trị tiểu đường
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn đối với người bệnh tiểu đường
Với những đặc điểm riêng về độ tuổi nên người cao tuổi bị bệnh tiểu đường cũng phải đối mặt với những mối nguy hiểm như:
Mặc khác, người cao tuổi bị tiểu đường thường có nguy cơ suy giảm chức năng và tử vong cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Trong đó, các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, đột quỵ…) là 2 nguyên nhân chính gây tử vong, bệnh đái tháo đường còn làm cho họ dễ bị trầm cảm, suy giảm nhận thức, ngã, gãy xương…
Ngoài ra, khi người cao tuổi bị đái tháo đường, các cơ quan chức năng trong cơ thể bị suy giảm nên rất dễ phát sinh các bệnh lí kèm theo như huyết áp, mỡ máu, tăng triglyceric ...và đây cũng là nguyên nhân tăng cơ xảy ra biến chứng tiểu đường gấp bội phần.
Điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Việc điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi được thực hiện nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng đường trong máu cao như mệt, tiểu nhiều, khát nhiều, phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng và các biến chứng cấp tính như hạ đường huyết, hôn mê do đường huyết tăng cao, bên cạnh đó cố gắng kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Chính vì vậy, khi điều trị tiểu đường ở người cao tuổi cần cố gắng kiểm soát chặt chẽ đường huyết, huyết áp, mỡ máu..
Sau đây là một số lưu ý khi điều trị tiểu đường ở người cao tuổi :
- Cũng giống như bệnh nhân trẻ, các biện pháp điều trị bệnh tiểu đường như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục đều đặn, phấn đấu giảm cân… cần phải được áp dụng đầu tiên và liên tục.
- Mức đường máu cần đạt được ở những người già có thể cao hơn những người trẻ tuổi, cụ thể là đường máu trước bữa ăn sáng là 6 - 8 mmol/l, và đường máu sau ăn 2h là 7 - 11 mmol/l.
- Khi mới bắt đầu điều trị bằng thuốc, các bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi phải kiểm tra đường máu thường xuyên cả trước, sau bữa ăn và có thể cả trước lúc đi ngủ… ngay cả khi bệnh nhân không hề có biểu hiện bị hạ đường máu.
- Các bệnh nhân cao tuổi có thể dùng được hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường ở người già nhưng bắt buộc phải khám bệnh kỹ lưỡng và kiểm tra chức năng gan, thận, tim… trước khi quyết định điều trị. Phải tuyệt đối tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ khi dùng thuốc.
Việc điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi rất khó khăn, nhưng bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường trong máu và giúp giảm thiểu tác động của bệnh tiểu đường trong tương lai. Việc ngăn ngừa các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường là rất quan trọng.
Với những hệ lụy nêu trên khi người cao tuổi bị tiểu đường, bản thân người bệnh và người chăm sóc cần hết sức chú ý trong chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống, dùng thuốc..
Sự quan tâm chăm sóc từ người thân rất cần thiết đối với người cao tuổi bị đái tháo đường
Một trong 3 yếu tố cơ bản để điều trị bệnh đái tháo đường đó là chế độ ăn uống. Trên thực tế, người cao tuổi bị đái tháo đường thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc tuân thủ liệu pháp ăn uống của bác sĩ. Có nhiều yếu tố khác nhau dẫn tới tình trạng này, điểm hình là việc họ khó thay đổi thói quen ăn uống, không thể tự chuẩn bị đồ ăn cho bản thân, không áp dụng bảng tính calo, không còn ham muốn với đồ ăn và đặc biệt là bản tính tiết kiệm, không muốn lãng phí đồ ăn, …
Trước thực trạng kể trên, người bệnh cần nhận được sự tư vấn tích cực từ phía bác sĩ, chủ động thay đổi thói quen cũng như cần đến sự trợ giúp từ phía người thân. Trước hết, vì sức khỏe của bản thân, người cao tuổi bị tiểu đường cần ghi nhớ những điều sau:
+ Ăn nhiều rau xanh
+ Giảm tinh bột
+ Không nên sử dụng mỡ động vật
+ Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm, đồ ăn có nhiều đường
Chăm sóc người cao tuổi bị bệnh tiểu đường với chế độ dinh dưỡng và tập luyện là hai yếu tố cơ bản trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Đối với người bệnh đã lớn tuổi, tập thể dục dù là các động tác đơn giản cũng góp phần cải thiện sức khỏe. Người chăm sóc nên khuyến khích người bệnh tập thể dục để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường và kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên, khi người cao tuổi bịtiểu đường, liệu pháp vận động cũng gặp rất nhiều khó khăn khi bản thân họ không còn quá nhiều sức lực để thực hiện các bài tập khác nhau, ngoài ra, các bệnh khác nhau tim mạch, xương khớp… cũng có thể cản trở quá trình điều trị. Do đó, người bệnh cần được kiểm tra kỹ về tình trạng thể chất trước khi thực hiện các bài tập thể dục.
Duy trì dùng thuốc đều đặn là một trong những cách giúp kéo dài tuổi thọ người già, người cao tuổi bị tiểu đường. Tình trạng lúc nhớ lúc quên, hoặc uống thuốc không đúng chỉ định bác sĩ sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, khi chăm sóc người cao tuổi bị tiểu đường bạn hãy nhớ nhắc nhở họ uống thuốc đều đặn nhé !
Duy trì dùng thuốc đều đặn là một trong những biện pháp giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh đái tháo đường
Để kéo dài tuổi thọ và duy trì sức khỏe tốt ở người cao tuổi bị đái tháo đường thì việc chữa trị tốt các bệnh lí kèm theo cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Do đó, người thân hãy cố gắng khuyên họ, nhắc nhở họ chữa trị tốt nhé.
Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ giúp người cao tuổi kiểm soát được tình trạng bệnh của mình. Thời gian kiểm tra tốt nhất là trước bữa ăn chính 30 phút, sau khi ăn 1,5 -2 tiếng để biết được khả năng hấp thu và sự thay đổi đường huyết trong cơ thể. Từ đó sẽ có hướng điều trị thích hợp.
Đây là biện pháp không thể thiếu khi điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi. Một thái độ lạc quan, mạnh mẽ và kiên trì điều trị sẽ giúp người bệnh sống vui sống khỏe hơn với bệnh tiểu đường. Đừng vì tuổi già hay bị bệnh mà có suy nghĩ tiêu cực bạn nhé.
Mục đích của việc điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là giúp người cao tuổi có thể duy trì chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ không khác gì người bình thường khỏe mạnh. Vì vậy, mục tiêu quan trọng cần phải đạt được đó là kiểm soát tốt lượng đường trong máu và quản lí tốt các bệnh lí kèm theo như huyết áp, mỡ máu... Mục tiêu điều trị này đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi bị tiểu đường.
Mặt khác, để giảm thiểu nguy cơ trong tương lai xảy ra các biến chứng và hạn chế chuyển biến xấu đi của biến chứng trong vài năm khi điều trị bệnh tiểu đường, thì việc kết hợp các loại sản phẩm hổ trợ giảm đường huyết có nguồn gốc từ thiên nhiên như Tpbvsk Diagold cũng là một giải pháp tốt giúp người cao tuổi bị tiểu đường nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, đặc biệt, khi sức khỏe được cải thiện, tâm trạng thoải mái hơn, an tâm hơn, sống vui, sống khỏe hơn, vui vầy bên gia đình con cháu.
- Quản lý huyết áp bằng cách kiểm tra huyết áp thường xuyên.
- Quản lý chỉ số cholesterol: Ít nhất mỗi năm một lần, hãy làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức cholesterol và chất béo. Mức cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nguy cơ đối với nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm đau tim và đột quỵ.
- Kiểm tra mắt hàng năm: Phát hiện và điều trị các vấn đề về mắt sớm có thể giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh.
- Kiểm tra chức năng thận định kỳ: Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến thận của bạn
- Chăm sóc cho răng và nướu: Đánh răng và xỉa răng hàng ngày. Kiểm tra răng và nướu của bạn hai lần một năm để tránh các vấn đề nghiêm trọng.
- Bảo vệ làn da của bạn: Giữ cho da luôn sạch sẽ, chăm sóc tốt nếu có vết thương nhỏ và vết bầm tím để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Kiểm tra bàn chân thường xuyên: Dành thời gian để kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu có bất kỳ vết loét, mụn nước, vỡ da, nhiễm trùng hoặc tích tụ vết chai, hãy gặp bác sĩ ngay.
Tóm lại, bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là bệnh lý khá phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên nguy cơ này có thể được cải thiện rất nhiều bằng cách điều trị y tế và điều chỉnh lối sống thích hợp, đồng thời bổ sung thảo dược giúp ổn định đường huyết thường xuyên. Hy vọng bài viết trên đã chia sẽ chi bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn nhiều sức khỏe may mắn và bình an !
Thuốc tiểu đường thuốc Glucobay được áp dụng cho bệnh tiểu đường tuýp 2, giúp ổn định đường huyết trong thời gian dài.
Tiểu đường và những biến chứng liên quan của căn bệnh này đã trở thành mối đe dọa đến sức khỏe của rất nhiều người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Vì vậy việc tìm hiểu thông tin về tiểu đường ở người già cũng như cách chăm sóc phù hợp chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh nhân.
Điều trị tiểu đường không dùng thuốc sẽ giúp người bệnh hạn chế gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Đồng thời đỡ tốn kém và cũng rất hiệu quả.
Tặng quà vào dịp Tết là thói quen truyền thống không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam. Đó là thói quen mà hầu như năm nào những người con xa xứ, người cháu xa quê... cũng muốn dành tặng những món quà thật ý nghĩa đến người thân, gia đình, bạn bè cùa mình. Thật dễ dàng nếu lựa chọn quà cho người bình thường nhưng đối với người bệnh tiểu đường thì sao ? Chế dộ ăn uống người bệnh tiểu đường rất kiêng khem, do đó nên mua quà gì làm quà Tết tặng người bệnh tiểu đường đây ?. Đùng lo lắng, hãy tham khảo bài viết dưới đây để có sự lựa chọn phù hợp nhé !
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh nếu kiểm soát được đường huyết nằm trong giới hạn an toàn và giảm thiểu tối đa nguy cơ phát triển các biến chứng bằng sự trợ giúp của y học cùng với lối sống khoa học : dinh dưỡng lành mạnh, vận động hợp lý, giữ tinh thần thoái mái, kiểm soát cân nặng...
Tiểu đường là căn bệnh giết người thầm lặng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không biết kiểm soát bệnh tốt. Bên cạnh chế độ ăn phù hợp; thường xuyên tập luyện thể thao thì việc nên ăn, ngủ vào giờ nào cũng được nhiều băn khoăn. Mời tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kiến thức để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Kháng insulin có thể khiến đường huyết tăng cao, tăng nguy cơ tiến triển bệnh đái tháo đường type 2 và gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Những người bị béo phì, tăng huyết áp, cholesterol cao… sẽ có nguy cơ cao bị kháng insulin.Vì vậy mà việc giảm đề kháng Insulin được xem là phương pháp điều trị tối ưu nhất dành cho người bị tiểu đường tuýp 2.
Thừa cân, béo phì đang gia tăng và trở thành một vấn đề sức khỏe ở Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn chuyển hóa và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Vậy rối loạn chuyển hóa có phải là "cửa ngõ" của bệnh tiểu đường không? Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh là gì? Các thông tin trong bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn.
Bệnh tiểu đường là loại bệnh nguy hiểm và đang xuất hiện phổ biến đến mức đáng báo động. Không dừng lại ở đó, khi một người mắc bệnh tiểu đường lại không may kèm thêm một căn bệnh khác, thì mức độ nguy hiểm lại tăng lên nhiều lần, nhất là đối với bệnh Gout. Chính vì thế, người bệnh cần trang bị cho mình những kiến thức cũng như cách phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường kèm theo bệnh gout để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.
Máy đo đường huyết cá nhân giúp bạn kiểm tra lượng đường trong máu, thông báo cho bạn về chỉ số đường huyết quá thấp hoặc quá cao so để từ đó có biện pháp kịp thời điều trị. Ngoài ra, thiết bị này còn có thể theo dõi chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể chất, độ căng thẳng, bệnh tật cũng như những ảnh hưởng đến đường huyết. Do đó, máy đo đường huyết cá nhân rất quan trọng và cần thiết đối với người tiểu đường