7/3/2019 11:50:06 AM
Việt Nam được xếp vào một trong số 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế giới, với tỷ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm. Bệnh tiểu đường mặc dù không thể chữa khỏi nhưng nếu áp dụng đúng 6 quy tắc vàng sau đây sẽ giúp bạn chung sống khỏe mạnh với bệnh, kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa biến chứng.
Cân bằng chế độ ăn uống chính là chỉ 1 bữa ăn hợp lý và khoa học, như vậy không những có thể cung cấp cho cơ thể đủ calo và các chất dinh dưỡng mà còn tạo nên sự cân bằng giữa nhu cầu của con người và lượng calo được cung cấp. Phương pháp này thích hợp cho mọi độ tuổi, giới tính, trạng thái tâm lý và các trường hợp đặc biệt khác, đó là cơ sở của chế độ ăn uống cho giúp sống khỏe với bệnh tiểu đường.
Ngũ cốc : Ngũ cốc bao gồm ngũ cốc thô và ngũ cốc đã qua chế biến, các loại carbohydrate tổng hợp có trong mì, bánh bao, bột ngô, gạo, là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể; 1 gram carbohydrate có thể cung cấp tới 4 kcal năng lượng, lượng carbohydrate được hấp thụ mỗi ngày chiếm với 50 – 60% tổng năng lượng. Lượng ngũ cốc hấp thụ mỗi ngày tương đương với khoảng 2 nắm tay.
Cá, thịt, trứng và các sản phẩm làm từ đậu nành : Protein có thể cải thiện được tình trạng dinh dưỡng của người bệnh. 1gram protein có thể cung cấp 4 kcal năng lượng, lượng protein hấp thụ mỗi ngày chiếm 14 – 20 % tổng năng lượng hấp thụ. Lượng protein hàng ngày mà 1 người hấp thụ vào khoảng 1gr protein trên 1kg khối lượng cơ thể. 1 người nặng 50kg, mỗi ngày lượng protein cần thiết khoảng khoảng 50gr từ thịt cá, trứng, sản phẩm từ đậu nành các loại, như vậy là đủ.
Chất béo : Năng lượng từ dầu và chất béo rất cao, hấp thụ 1 lượng nhỏ chất béo cũng có thể tạo ra việc dư thừa calo, do đó cần phải hạn chế việc hấp thụ quá mức. 1gr chất béo có thể cung cấp 9 kcal calo, lượng chất béo hấp thụ chiếm khoảng 25 – 30% tổng lượng calo trong cơ thể. Lượng dầu và chất béo chúng ta hấp thụ mỗi ngày không chỉ có trong dầu ăn, mà còn có trong thịt, trứng, sữa các loại, thậm chí có trong các loại hạt. Vì vậy, khi nấu ăn không cần cho thêm quá nhiều dầu, lượng dầu tương ứng với phần đầu ngón tay cái là đủ, nếu là các loại sữa ít béo mỗi lần cũng không nên uống quá 250 ml.
Các loại rau củ : Mỗi ngày người mắc bệnh tiểu đường cần cung cấp khoảng 500 – 1000 gr rau xanh, về cơ bản đã cung cấp đủ nhu cầu cần thiết. Đương nhiên những loại rau này đều là những loại rau có lượng carbohydrate thấp, ví dụ như đậu xanh, đậu nành, bắp cải, cải trắng,… Cần chú ý các loại rau củ như khoai lang, khoai tây, củ sen và 1 số loại rau thân rễ không được xếp vào nhóm này vì có chứa hàm lượng tinh bột cao, mà phải xếp vào nhóm thực phẩm chủ yếu. Nếungười bệnh tiểu đườngăn những loại thực phẩm này thì nên cắt giảm calo tương ứng từ các loại ngũ cốc khác.
Các nhóm thực phẩm chủ yếu, phối hợp giữa ngũ cốc thô và ngũ cốc qua xử lý; có bữa phụ, bữa ăn kết hợp nhiều chất khác nhau, mỗi ngày, mỗi bữa đều làm như vậy. Người bệnh tiểu đường không nên kén chọn đồ ăn, cũng không nên chỉ ăn 1 món.
Xem thêm >>> Để duy trì sức khoẻ tốt người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì ?
Người bệnh tiểu đường cần cung cấp đủ lượng protein cần thiết mỗi ngày
Chất béo là nguyên liệu tạo nên các món ăn ngon, nhưng điều đó dễ khiến cho lượng mỡ trong cơ thể bị dư thừa. Bởi vì, các chất béo sẽ sản sinh ra nhiều calo, do đó việc hấp thụ quá nhiều thức ăn giàu chất béo sẽ tạo ra lượng calo thừa, có thể dẫn tới việc tăng cân, còn làm giảm hoạt động của insulin trong cơ thể, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Ngược lại, giảm lượng chất béo sẽ giảm mắc các bệnh có liên quan tới tim mạch và mạch máu não.
Xem thêm >>> Bệnh tiểu đường có ăn được khoai tây ?
Người bệnh tiểu đường nên bổ sung nhiều chất xơ vào bữa ăn hàng ngày
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chế độ ăn nhiều chất xơ có thể làm tăng khả năng làm việc của đường ruột, hấp thụ nước, có lợi cho quá trình bài tiết, điều trị bệnh táo bón. Tăng bài tiết acid mật trong phân và làm giảm lượng cholesterol trong máu, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trong đường ruột, có thể khống chế lượng đường tăng cao sau khi dùng bữa, cải thiện lượng glucose hấp thụ, đặc biệt là các chất xơ hòa tan hiệu quả tương đối cao. Lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày cho người bệnh tiểu đường được khuyến nghị vào khoảng 20 – 35 gram.
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn quá nhiều muối
Cơ thể con người không thể thiếu muối, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, đau đầu, biếng ăn, thậm chí là hôn mê. Nhưng nếu hàm lượng muối trong cơ thể quá nhiều sẽ rất có hại, như: dẫn tới cao huyết áp hoặc bị kháng thuốc (các loại thuốc trị bệnh cao huyết áp), bị phù nề, thậm chí sẽ bị suy tim, thận. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo , lượng muối 1 người bình thường cần cho 1 ngày là khoảng 6 – 8 gram. Mà theo thống kê năm 2002, lượng muối tiêu thụ bình quân 1 ngày tính trên đầu người là từ 12 – 18 gram.
Xem thêm >>> Cách xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2
Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ nguyên tắc ăn chia làm nhiều bữa đúng số lượng và số lần
Hầu hết tuyến thận của người bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn còn những chức năng nhất định, nhưng sau khi ăn xong, lượng đường trong máu tăng cao, khó kiểm soát, vì vậy thời gian và số lượng các bữa ăn là rất quan trọng; ngược lại, ăn uống không có quy luật sẽ khiến cho bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn. Thời gian ăn uống và số lượng bữa ăn có mối quan hệ mật thiết với việc điều trị bệnh tiểu đường.
Nếu là 1 bệnh nhân chưa sử dụng qua bất kỳ loại thuốc nào, chỉ đơn giản muốn điều trị bệnh bằng phương pháp ăn uống, để giảm nhẹ gánh nặng của tuyến tụy sau mỗi bữa ăn, nên phân chia lượng đường tiêu thụ hàng ngày 1 cách đồng đều, 1 ngày 3 bữa hoặc nhiều hơn, ăn đúng giờ và đúng số lượng.
Người bệnh tiểu đường cần uống nhiều nước và cần cân nhắc trong việc lựa chọn trái cây
Nước là nguồn mạch của sự sống, hầu hết các chất dinh dưỡng đều phải hòa tan trong nước mới có thể hấp thụ và có tác dụng. Người bệnh tiểu đường cần uống nhiều nước bởi vì lượng đường trong máu cao, buộc cơ thể phải tăng lượng nước tiểu để đẩy bớt lượng đường ra ngoài, nhưng nếu lượng nước tiểu nhiều, sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể bị mất nước, không thể không uống thêm nước.
Thực ra, đây chính là 1 cách tự bảo vệ của cơ thể. Cố ý uống ít nước, sẽ khiến nồng độ đường huyết trong máu cao, làm cho lượng đường và các chất thải nitơ không thể thải ra gây nên hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, với các bệnh nhân bị rối loạn chức năng tim, thận hoặc bị phù nề nên thận trọng, uống nước dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Rau củ và trái cây có hàm lượng chất xơ và vitamin C phong phú; lượng đường trong rau củ thấp hơn trong trái cây, nhưng các vitamin trong rau củ rất dễ bị phân hủy, còn vitamin trong trái cây có thể giữ được lâu hơn. Có thể cân nhắc lựa chọn 1 số trái cây, khoảng 200 gram trái cây là đã đủ cho 1 ngày. Đương nhiên, lượng trái cây được nhắc tới ở đây chính là các loại trái cây có lượng đường thấp như: táo, đào, lê, anh đào, mận, cam, quýt, thanh long,….
Đối với bệnh nhân đái tháo đường ngoài việc tuân thủ 6 quy tắc vàng giúp sống tốt với bệnh tiểu đường, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt phát đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với chế độ vận động hợp lí, lựa chọn môn thể thao phù hợp với sức khoẻ như đi bộ, chạy bộ, yoga...
Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ giảm đường huyết có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp mang lại hiệu quả cao, hạn chế tối đa các tác dụng phụ, duy trì mức đường huyết ổn định lâu dài. Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Diagold, được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược từ thiên nhiên như nấm linh chi, dây thìa canh, đương quy, mạch môn, hoài sơn...có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ hạ lượng đường trong máu, ổn định đường huyết lâu dài ở bệnh nhân tiểu đường.Bên cạnh việc đi khám, dùng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ, việc bổ sung viên uống hạ đường Diagold vào phác đồ điều trị không những giúp bệnh nhân tiểu đường ăn ngon ngủ khoẻ mà còn hỗ trợ ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm của bệnh như mù loà, suy thận, suy tim, hoại tử chi...Viên uống hạ đường Diagold đã được hàng ngàn bệnh nhân tin dùng và hài lòng. Diagold được xem là vị " cứu tinh " giúp bảo vệ sức khỏe người bệnh tiểu đường trước các nguy cơ tử vong do bệnh đái tháo đường gây ra hiện nay.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diagold có thành phần từ thảo dược nhiên nhiên với hơn 9 loại thảo dược quý như Nấm linh chi, Dây thìa canh, Mạch môn, Hoài sơn, Trạch tả, Ngũ Vị tử...có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số điện thoại 0915 444 020 hoặc 0933 319 776 để được tư vấn trực tiếp.
Đơn vị công bố và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm
Công ty cổ phần Hareco
Địa chỉ : 53/5D Ấp Hậu Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại tư vấn : 0915 444 020 - 0961 999 020
Số ĐKCB : 2251/2019 ĐKSP – Số XNQC 00906/2019 XNQC - ATTP
Website : www.ondinhduonghuyet.vn
Lưu ý : Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh thuộc nhóm mãn tính và phổ biến ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo đó, tỷ lệ người mắc bệnh ngày một gia tăng ở người lớn, thậm chí người trẻ tuổi. Do vậy vấn đề về điều trị căn bệnh này đang rất được quan tâm và câu hỏi lớn được đặt ra là: Bệnh tiểu đường có trị được không? và điều trị bằng cách nào?
Với sự phát triển của công nghệ cấy tế bào gốc, do đó phương pháp điều trị tế bào gốc đa được ứng dụng trong các bệnh khác nhau. Trong đó, điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc là phương pháp có khả năng tác động và bảo vệ các tế bào còn khỏe mạnh bên trong cơ thể không bị ảnh hưởng. Đồng thời, làm giảm thiểu được các biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra.
Theo các chuyên gia cho thấy phụ nữ mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch. Thậm chí còn có các biến chứng lên mắt, thận và hệ thần kinh (gây ra bệnh trầm cảm).
Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là giai đoạn toàn phát biến chứng. Khi mà các cơ quan nội tạng trong cơ thể đã bị ảnh hưởng lớn từ việc lượng đường trong máu tăng cao.
Lá sung trị tiểu đường được không ? có hiệu quả không ? mời bạn cùng tìm hiểu nhé !
Yếu sinh lý bệnh tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tình trạng này ảnh hưởng không chỉ ở sức khỏe sinh lý của nam giới mà bao gồm cả nữ giới. Vậy nguyên nhân vì sao bệnh tiểu đường gây nên yếu sinh lý và cách khắc phục như thế nào?
Việc nhận biết những dấu hiệu của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu sẽ giúp người bệnh giảm được những nguy cơ tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng của bệnh và tăng cơ hội đẩy lùi bệnh. Đồng thời, giúp bạn có kế hoạch chữa trị hiệu quả khi mắc phải bệnh tiểu đường. Vậy làm sao có thể nhận biết sớm về bệnh và cách điều trị như thế nào?
Bệnh tiểu đường làm mờ mắt nếu để lâu dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mắt, nghiêm trọng là bệnh võng mạc.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 5 triệu người bị tiểu đường. Trong số đó, khoảng 4 – 10% bệnh nhân sẽ gặp phải biến chứng loét bàn chân. Chăm sóc loét bàn chân bệnh tiểu đường không phải là quá khó. Tuy nhiên, nếu không biết làm đúng cách, loét có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, buộc người bệnh phải cắt cụt chi.
Thuốc điều trị tiểu đường type 2 là loại thuốc không thể thiếu với sức khỏe người tiểu đường. Tùy vào tình trạng sức khỏe bệnh lý kèm theo sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Vậy các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2 nào đang được sử dụng phổ biến, hãy cùng tìm hiểu nhé !